2. XÂY DỰNG NHỮNG TIÊU CHUẨN CAO
HƠN VÀ TIẾN HÀNH ĐÀO TẠO THƯỜNG
KỲ
Lập chương trình cho công ty của bạn để nó hoạt động như một chiếc máy được điều
chỉnh tốt
Theo một bài báo trên tờ Havard Business Review (Thời báo Kinh tế Harvard), chỉ có
10% dân số có “niềm đam mê học hành”. Họ là những người thích học và luôn tìm
kiếm cơ hội được học. Chín mươi phần trăm còn lại sẽ không chủ động nâng cao kỹ
năng của mình nếu đó không phải là một phần trong yêu cầu công việc. Hiện nay, hầu
hết các chuyên gia trong các lĩnh vực như quản lý bất động sản, kế toán, hoạch định
tài chính, môi giới cổ phiếu, luật sư, chăm sóc sức khỏe, xoa bóp trị liệu... đều không
ngừng học tập vì họ nhận ra rằng nếu không học, họ sẽ không thể đáp ứng được
những yêu cầu công việc trong lĩnh vực của mình.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ của bạn không cập nhật những tiến bộ trong y học và
không động tới một bài viết nào của ngành y trong 20 năm qua? Họ có thể kê những
đơn thuốc bị coi là gây hại cho sức khỏe hoặc đưa ra những phương pháp điều trị đã
được chứng minh là không đem lại hiệu quả. Hầu hết các công ty đều tổ chức rất ít
hoặc không có các khóa đào tạo và những lớp huấn luyện mang tính bắt buộc.
Một số nhà quản lý coi việc đào tạo là một hoạt động gây nhiều phiền nhiễu, là một
“việc phải làm”. Nhưng chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện của hai người thợ đốn gỗ
sau. Người thợ A đốn gỗ cả ngày, còn người thợ B cứ làm một lúc lại dừng lại và ngồi
nghỉ. Song đến cuối ngày làm việc, người thợ B lại có số gỗ nhiều gấp ba lần số gỗ
của người thợ A. Người thợ A bèn hỏi: “Làm sao chuyện này lại xảy ra được chứ? Anh
ngồi nghỉ cả ngày cơ mà!” Người thợ B trả lời: “Tôi không nghỉ. Tôi chỉ mài cho lưỡi
cưa của mình sắc hơn mà thôi.” Hãy dành thời gian để “mài sắc” các kỹ năng, dụng cụ