CỖ MÁY BÁN HÀNG TỐI ƯU - Trang 42

Lấy ví dụ kỹ năng quản lý thời gian mà bạn đã được học ở Chương 1, ở đây hình

thành đồ thị của quá trình học theo dạng đường cong và giải thích tại sao sự lặp lại

đóng vai trò quan trọng như thế. Trong đồ thị này, chúng ta nhận thấy ngay sau khi

một người tham gia vào khóa đào tạo kỹ năng quản lý thời gian, thì kỹ năng làm việc

của họ cũng được cải thiện ngay lập tức. Điều gì sẽ xảy ra nếu không có hoạt động

nào được tổ chức sau khi khóa đào tạo kết thúc? Như bạn có thể thấy trong hình, kỹ

năng mới được học có chiều hướng đi xuống ngay lập tức. Đây chính là điểm mà hầu

hết công ty và chương trình đều dừng lại; vì thế, một số kỹ năng nhỏ sẽ được giữ lại,

nhưng bạn sẽ không thể giúp tất cả mọi người trở thành các chuyên gia quản lý thời

gian chỉ sau một khóa đào tạo.

Những gì tôi đã làm, với chính doanh nghiệp và khách hàng của mình, là dạy đi dạy

lại các thông tin cho đến khi các kỹ năng trở thành cố định. Các kỹ năng sẽ được cải

thiện một lần nữa với khóa đào tạo khác, nhưng sự cải thiện còn lớn hơn nữa vì tài

liệu học vẫn được giữ nguyên. Quá trình đi xuống vẫn xảy ra, nhưng không còn mạnh

mẽ như lần trước. Rồi một khóa đào tạo khác được tổ chức và một khóa nữa, những

kỹ năng không ngừng được nâng cao, và quá trình đi xuống ngày một ít đi. Bạn thấy

đó, với từng khóa đào tạo, việc nắm vững một kỹ năng nào đó càng ngày càng nằm

trong tầm tay của chúng ta.

CÁCH TỔ CHỨC MỘT KHÓA ĐÀO TẠO

Để bắt đầu một khóa đào tạo, mọi người nên được biết những thông tin như:

• Chương trình học

• Tổng thời gian khóa học

• Cách thức triển khai thông tin

• Mục đích của từng buổi học cụ thể

• Kỹ năng hoặc kiến thức mà bạn hy vọng học viên sẽ lĩnh hội được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.