HOMÈRE CỦA THẾ KỶ XX
"Chúng ta làm việc bằng cách mò mẫm… thế giới thì khó nắm bắt và luôn
biến hóa, còn ngôn từ thì cứng nhắc…”. Với Borges
, tác giả lời nói trên,
thì nói đến “văn học” là chưa đủ, dẫu rằng đối với người gần như là một
“phù thủy” này, thế giới là một cuốn sách. Quyền năng của ông còn vượt
trên ngôn từ. Còn hơn là một nhà văn, Borges là một nhà phù thủy, kiểu
như Homère hay Shakespeare. Ông từng viết: “Với mọi người, cuộc sống
cho mọi thứ, nhưng phần lớn lại không biết ra điều đó”. Ông hy vọng tạo ra
một “ảnh hưởng tốt đẹp”đến độc giả của mình và chẳng có một chiếc thảm
bay kỳ diệu nào để bay tới cái mục tiêu đó. Ông còn nói: “Tôi tin mình đã
thành công khi viết với một sự ngây thơ nào đó”. Không còn hồ nghi gì nữa
về con người nay chỉ có nỗi lo cần phải giản dị của con người mà thư viện
là một bản đồ thế giới và những ý tưởng của ông thì vươn tới tầm trí tuệ lớn
lao; người có những tác phẩm khiến cho thế giới học thức hâm mộ nhưng
quảng đại công chúng phải bối rối. Những mê lộ hay những trò phản quang
của gương soi, những cánh cửa sổ hay những lối đi rẽ ra đôi ngả mang chất
ảo ảnh, những tiểu sử tưởng tượng nhưng có tầm văn hóa sâu thăm thẳm –
vẫn một thứ ngôn ngữ đó, mấp mé chất hoang tưởng và phi lý, liền lập tức
hiện ra trong đầu khi người ta nghĩ đến Borges. Người ta từng bảo rằng
Borges là một thế giới mà sự vô tận mở ra một sự vô tận khác, phải chăng
ông là một kẻ tiên khu trong nền văn học lãng mạn huyền ảo của Mỹ La
tinh?