– Những truyện tôi viết nhằm nói lên cái thế giới giống như tôi nhìn
thấy. Một thế giới mà những ý định tốt đẹp lại dẫn đến sự tồi tệ, nơi mà con
người đấu tranh chống sự sợ hãi, nơi mà tình yêu ngày một nhạt
phai. Picasso cũng nhai ngốn ngấu cuộc sống, nhưng thế giới quan của ông
lại bi đát.
* Ông nói nhiều về Flaubert rằng ông ta là “một con gấu ghét bỏ cuộc
sống”. Phải chăng là một định nghĩa xác thực về các nhà văn?
– Tôi không phải là kẻ chán đời. Tuy vậy, Flaubert làm tôi say mê. Sự xa
lánh thế giới của ông là đúng. Bi kịch của ông dẫn ông đến cái tinh chất và
làm ông trở thành một tấm gương anh hùng.
Công chúng văn học thường trầm trồ khen ngợi John Updike là một nhà
văn tuyệt diệu.
Tờ Washington Post viết: “Bất cứ cuốn sách nào mang tên tác giả Updike
đều là một sự kiện”. Còn tờ The New York Timescoi ông là “nhà văn nhiều
thiên phú nhất của thế hệ ông”.
Tập tạp văn của Updike được coi là một tiếng nói dính líu đến nghệ thuật
cuộc sống, nghệ thuật về sự kinh ngạc (The New York Times) cũng như tác
phẩm Nhân Mã là sự chiến thắng của tình yêu và nghệ thuật, với một giọng
văn tuyệt diệu (Washington Post). Về cuốn Về cái trại tạp chí văn học
Harpers viết Updike có con mắt của một họa sĩ về hình thể, đường nét và
màu sắc, có cái tài của nhà thơ về phép ẩn dụ, và có cái sở trường của
người kể chuyện. Thế rồi sau đó điều gì đã xảy ra?
Giới phê bình văn học Mỹ có lúc nói đến một sự đột phá trong văn hư cấu,
đến thành tựu mới về một thái độ mới và một phương pháp sáng tác mới,
và những điều này lại gần gũi với tác phẩm Lông chim câu.
Thật vậy, thế giới mà John Updike quan tâm miêu tả là một thế giới mà sự
hòa hợp của nó đòi hỏi những cảm quan và hình thức thể hiện tinh tế,