yêu thương và tự do… Chúng tôi muốn có một nơi có thể sống. Chính là
hầu hết những kẻ biến thái đều bị khu biệt, được vạch ranh giới và sống
tách biệt với người khác… Cái thiên đường mà bất kỳ ai cũng có thể đặt
chân đến lại chẳng phải là thiên đường chút nào, nhưng mọi người lại cứ
hướng về nó. Tuy nhiên, đối với tôi cái đó lại hấp dẫn hơn là cái thiên
đường xưa kia, nơi mà những người nào đó đến được bằng sự gắng gỏi về ý
chí, về sự trong sạch mà họ cố gìn giữ”.
Có thể tác giả đã chia sẻ những quan điểm trong thiên truyện của mình,
nhưng Paradise không phải là một thiên tự thuật. Morrison sinh ra ở
Lorain, bang Ohio, nói đùa rằng bà chưa từng sống trong một khu da đen,
mà chỉ trong một khu dân nghèo, rất nghèo hay còn bị bỏ rơi. Những trẻ
con da trắng không làm Morrison chú ý. Cô gái tin rằng cô khôn ngoan hơn
chúng và mặc nhiên coi mình là con người tử tế hơn. Cô là một sinh viên
đoạt những phần thưởng danh dự, một người đọc sách suốt ngày, và sở dĩ
cô theo học trường đại học Havard vì mơ tưởng đến cuộc sống bầu bạn với
lớp trí thức da đen.
Nhưng mặc dầu Morrison tiếp tục ở lại dạy tại trường, Havard đã làm cô
thất vọng. Cuộc sống trong trường đại học xem ra gần giống với một
trường trung cao hơn là một học viện. Và, giống nhu Ruby, nó đang thay
đổi. Đến những năm 60, cái cộng đồng một thời mang tính bảo thủ của
thành phố Washington đã chính trị hóa. Những người biểu tình phản kháng,
trong đó có học trò cũ của Morrison là Stokely Carmicheal đòi quyền bình
đẳng. Chính Morrison cũng mong điều đó nhưng vẫn tự hỏi mình là loại
bình đẳng nào đây? “Tôi nghĩ là họ muốn hội nhập với những ý đồ bất
chính. Tôi cho là họ phải đòi tiền trợ cấp cho các trường da đen. Đấy là vấn
đề – những tiềm lực được trang bị tốt hơn, thầy cô tốt hơn, rồi những
trường lớp đang xiêu đổ – cái đó không hề xảy ra với những trường trung
học nằm sát cạnh đám trẻ con da trắng”. Bây giờ thì Morrison không nghĩ
vậy nữa, nhưng là nhà văn, bà đã khám phá thế giới qua những cộng đồng
da đen.