nào khác, cũng như đã khiến Naipaul trở thành nhà văn tầm cỡ thế giới và
đầy tính nhân văn.
Ông đã viết về chế độ nô lệ, cách mạng, du kích, những chính khách tham
nhũng, người nghèo và bị áp bức, nói lên những phẫn nộ từng cắm sâu vào
các xã hội chúng ta, bằng một giọng hài hước và cả nỗi đắng cay. Rất lâu
trước những người khác, ông đã nói đến sự cuồng tín trong thế giới đạo
Hồi, một sự trốn chạy lịch sử bằng thứ huyền thoại tự trấn an, đóng cửa với
mọi thực tế và trở nên bất lực trước sự áp đặt những chuẩn mực của
phương Tây.
Bản thân Naipaul là một con người riêng tư, ẩn cư ở nước Anh để suy
ngẫm và viết. Những gì xảy ra đối với bản thân ông đã được ghi nhận với
sự chính xác tuyệt vời của ký ức. Ông có thể đưa ra những cuộc luận đàm,
và ông đã đọc rất nhiều. Điều khiến ông khắc khoải là cảnh tượng tàn tạ
không cưỡng nổi của “thế giới cũ”, như ông nói, và đang phải sống trong
“một nền văn hóa dung tục đang tự tôn vinh”.
Với tư cách nhà văn, Naipaul từng tuyên bố rằng tiểu thuyết đã chết, điều
ông muốn ám chỉ rằng các nhà văn chuyên nghiệp hiện nay đều giống như
một khuôn đúc sẳn về kết cấu, về nhân vật và sự kiện và tuôn vào đó một
thứ ngôn từ rẻ tiền. Những thiên truyện của ông đúng là thứ tiểu thuyết theo
đúng nghĩa của nó: Mới mẻ, phá công thức, đầy thể nghiệm, một thứ lai
giống giữa tự truyện, khảo sát xã hội, phóng sự và sự sáng tạo.
Về nhà văn mang thứ văn phong hài hước nhức nhối trên một thực tế ảm
đạm này, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã chọn cuốn tiểu thuyết tự thuật The
Enigma Of Arrival (Sự bí hiểm của việc cập bến) xuất bản năm 1987 của
ông là tác phẩm tiêu biểu, cho rằng đấy là “hình ảnh mãi khuấy động về sự
sụp đổ âm thầm của nền văn hóa thống trị thực dân”. Ủy ban trao giải còn
đề cập đến những cuốn du ký và tác phẩm tư liệu của ông trong đó ông chỉ
trích những người Hồi giáo chính thống, coi đó là sự phản ứng câm lặng
cần thiết trong tình thế hiện nay. Ông miêu tả việc “tiêu hủy bản ngã mà