những chiến tích của ông) hay “cái chất Don Quixote” đã trở thành từ ngữ
trong nhiều ngôn ngữ.
Có thể khi người ta còn trẻ, thì Don Quixote có ý nghĩa rất nhiều. Nhưng
khi người ta quá tuổi tứ tuần hay ngũ tuần, thì người ta thường coi chuyện
mộng mơ chỉ là trò trẻ con. Những điều khôn ngoan mà con người thu nhận
được thì ở thời trẻ là những ước mơ, còn đối với tuổi già là ký ức. Trước
nỗi kinh hoàng của gia đình và những bạn bè vốn có đầu óc thực tế, S.A-
Schrelner (Mỹ) đã bỏ một việc làm đảm bảo để thử sức trong một cái nghề
phiêu lưu là nghề viết văn. Chính thế đối với ông thật là một niềm vui khi
phát hiện ra nhân vật thời trung cổ này, người mà xem ra được trang bị tồi
hơn ông nhiều, lại dám theo đuổi những giấc mơ và dám nhận mọi điều xảy
ra cho cuộc phiêu lưu của mình.
Nào hãy nhớ lại chuyện Don Quixote. Một nhà quý tộc thôn quê, một
Hidalgo, sống với một người quản gia và đứa cháu họ trong một làng quê
không tên tuổi vùng La Mancha. Tình cảnh của ông quí tộc này khốn quẫn
đến nỗi phải bán đất đi để lấy tiền mua sách. Ông thì cao và gầy như hạc,
đôi má thì hóp lại, tóc đã hoa râm. Ông thường miệt mài đọc lại những
chuyện ly kỳ thời hiệp sĩ, thời mà những hiệp sĩ lang thang thường lang bạt
đây đó ở các vùng quê để cứu trợ những cô trinh nữ trong cảnh hiểm
nghèo, giết chết những con ác long hay những người khổng lồ, và tạo lập
nên những giang sơn riêng của mình. Lấy nguồn cảm hứng – hay phát rồ
lên – vì đọc sách, ông quyết định lên đường làm những chuyến phiêu lưu
như những hiệp khách thời xưa, mặc dầu ông chỉ có mỗi một bộ áo giáp cũ
kỹ xộc xệch mặc lên kêu cọt kẹt do đời trước để lại, và một con ngựa mà
ông đặt tên là Rocinanite, nó cũng già yếu và gầy guộc như ông.
Một sự thôi thúc phổ biến của con người là theo đuổi một mẫu hình nào đó
để thoát khỏi cuộc sống tầm thường nhạt nhẽo và chính vì thế mà người ta,
từ thế hệ này đến thế hệ khác, chẳng những chấp nhận sự rồ dại của Don
Quixote, coi là điều chẳng có gì khó hiểu mà còn đi đến chỗ nghi ngờ rằng