còn là một khúc khải ca theo phong cách của Marcel Proust (1871 -
1922, Đi tìm thời gian đã mất). Tác phẩm được viết bởi một nhà văn đã
phát hiện ra đất nước này cùng ngôn ngữ của nó thông qua ký ức đầy thơ
mộng của người bà nội gốc Pháp của ông.
Mới 5 tuổi, Makine đã bắt đầu làm thơ bằng tiếng Nga và tiếng Pháp, học
cách “chuyển từ thế giới này sang thế giới kia”, như ông nói trong một
cuộc phỏng vấn mới đây.
“Điều đầu tiên ta phát hiện ra khi ta đi từ tiếng Nga sang tiếng Pháp là kỷ
luật không thể tin được của tiếng Pháp”, ông nhớ lại, “cấu trúc hợp lý của
ngôn ngữ, những châm ngôn, các cách chia động từ. Ở tiếng Pháp có 26 thì.
Ở tiếng Nga, chỉ có 3 thôi - một thì quá khứ nhớ nhung, một thì hiện tại mơ
hồ và một thì tương lai giả định”.
Tha thiết kiếm sống bằng ngồi bút của mình, cuối cùng chuyển sang Pháp
năm 1988, Makine quyết định viết bằng tiếng Pháp. Nhưng ngại rằng
không nhà xuất bản Paris nào chịu tin một người tha hương mới tới Pháp
lại có thể làm được như vậy, ông giới thiệu hai cuốn sách đầu tiên của ông
dịch từ tiếng Nga ra. Hai cuốn này cũng như cuốn tiểu thuyết thứ ba của
ông đều không bán chạy. Khi ông hoàn thành Di chúc Pháp năm 1994, ông
mất tám tháng mới tìm được nhà xuất bản.
Ở tuổi 40, cao, râu quai nón, Makine đã được đón nhận là một tác giả Pháp
nhưng ông vẫn chưa hòa nhập với truyền thống Pháp về cách biểu hiện có ý
vị.
Ông nói: “Sự tiếp cận của người Pháp sành văn chương đối với ngôn ngữ
làm tôi sợ”.
“Chín mươi phần trăm các nhà tiểu thuyết Pháp thất bại vì họ lạc trong các
câu văn đẹp. Người Pháp biết cách xây dựng và sử dụng câu văn, nhưng đó
không phải là văn học”.