Heinrich Heine
KẺ NGOÀI CUỘC
Năm 1897, khi ngày sinh lần thứ 100 của Heinrich Heine
nước Đức, toàn bộ thơ ca của ông đã đạt tới một đỉnh cao – nhưng tất nhiên
là theo một nghĩa tiêu cực. Rút cuộc, giới độc giả tư sản, với những luận
điệu như “ủy mị” và “nhảm nhí”, cũng đã làm được cái việc là mổ xẻ tới
từng từ, từng chữ tư tưởng của Heine, nhà thơ những tưởng là ngây ngô của
riêng họ. Còn những gì không phù hợp với hình ảnh sai trái này của thi sĩ
lãng mạn, tác giả của bài thơ nổi tiếng Loreley, thì đã bị gạt khỏi nhận thức
của đông đảo độc giả lúc bấy giờ.
Ngày nay chúng ta đều biết rằng nhà thơ “nhảm nhí” ấy chỉ là bước chuẩn
bị cho “nhà thơ bị đốt cháy” của năm 1933. Với việc thiêu hủy các tác
phẩm của Heine, bè lũ quốc xã Đức cho rằng chúng đã có thể xóa sạch vĩnh
viễn hình ảnh của “nhà thơ Do Thái” khỏi tâm trí của những người Đức.
Trong vở bi kịch Almansor diễn ra trong bối cảnh của các cuộc chiến tranh
tín ngưỡng, Heine, với một linh cảm tiên tri đáng ngạc nhiên, đã biểu đạt ý
nghĩa của những hành động ma quái cực đoan kiểu này như sau: “Đó chỉ là
đoạn mở màn, ở nơi người ta đốt sách, ở đó cuối cùng người ta cũng sẽ
thiêu đốt con người”.