nhóm từ lâu trong thâm tâm Heine là rời bỏ nước Đức. Tháng 5 năm 1831
ông di cư sang nước Pháp tự do, bắt đầu thời kỳ sáng tác thứ hai của mình.
Tại Paris, ông cảm thấy mình được giải phóng như thể vừa mới được tái
sinh. Ông đã viết cho một người bạn: “Nếu có ai đó hỏi bạn rằng tôi cảm
thấy ở đây ra sao, thì bạn hãy bảo rằng nếu ở đại dương có một con cá hỏi
một con cá khác về tâm trạng của nó, con kia sẽ trả lời thế này: Tôi cảm
thấy như Heine ở Paris”. Paris đối với Heine là “phòng chờ của xã hội châu
Âu” và là “thủ phủ của toàn thể thế giới văn minh”. Trong một chừng mực
nào đó, sẽ không quá cường điệu khi người ta coi Heine là một người Âu
tâm huyết và là một công dân thế giới. Ông đã nhận ra trước một trăm năm
mươi năm cái điều rằng trước hết đối với châu Âu, các Nhà nước theo chủ
nghĩa dân tộc sẽ không có tương lai lâu dài, rằng một sự cải tổ chính trị và
xã hội sẽ là không dừng được. “Nàng trinh nữ châu Âu” cuối cùng sẽ trở
thành một người đàn bà chín chắn.
Có lẽ người ta phải nhìn nhận trong Heinrich Heine con người nổi tiếng
đầu tiên mang ý tưởng phấn đấu cho một châu Âu hòa đồng. Những gì
được Heine đề cập tới trong một cuốn sổ ghi chép về đề tài nước Đức đã
gần như là những điều tiên tri: “Người Đức bận tâm với tính dân tộc của
mình, nhưng họ đã quá chậm chân. Khi họ hoàn thành cái điều na ná thế thì
bản chất dân tộc trên thế giới đã chấm dứt và họ cũng sẽ từ bỏ ngay chủ
nghĩa dân tộc của mình mà không thu được lợi ích gì từ đó như người Pháp
hay người Anh”. Nước Đức luôn là chủ đề trung tâm trong sáng tác của
Heine. Trong cuốn sử thi bằng thơNước Đức, câu chuyện cổ tích mùa
đông được phát hành năm 1844 sau một chuyến du lịch mùa thu qua khắp
nước Đức của Heine, ông đã bày tỏ một kiểu phục hận với nước Đức. Hẳn
là không có một tác phẩm thứ hai nào lại được những người cùng thời của
Heine bàn luận một cách mạnh mẽ và say sưa đến vậy. Với những tiết thơ
giản dị, mang tính dân ca, Heine đã viết nên câu chuyện trào phúng chính
trị ắt hẳn là quan trọng nhất cho đến nay trong tiếng Đức. Trong đó ông
chẳng những đã kết hợp một cách đầy nghệ thuật tính khôi hài với những