khúc bi thương, sự bi thảm với những tình tiết hóm hỉnh, mà còn phê phán
sâu sắc tình trạng chính trị và xã hội nước Đức vào đêm trước của một cuộc
cách mạng tư sản. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng vào đầu năm 1848 này
và thất bại nhanh chóng của nó đồng thời diễn ra với sự suy sụp thể chất
của Heine, điều này chẳng những đã được các công trình tiểu sử của ông
mà ngay cả bản thân ông cũng nhận thấy, theo cái biểu tượng: sự sụp đổ
của tất cả những hy vọng vào một cuộc cách mạng dân chủ và thành công ở
nước Đức.
Một chứng bệnh đau cột sống không cách gì chữa khỏi mà những triệu
chứng đầu tiên của nó đã xuất hiện trước đây hàng chục năm đã buộc
Heine, trong tình trạng gần như liệt toàn thân, phải giam mình trong suốt
tám năm cuối đời của mình. Không chịu ảnh hưởng của những nỗi đau thân
thể, sức mạnh thi ca của Heine vẫn mãi trường tồn cho tới phút cuối cùng.
Và vẫn không mảy may bị đứt đoạn là mạch văn hóm hỉnh, mỉa mai, nhiều
lúc như châm chọc mà ông vẫn dùng để tự luận bàn một cách thi vị về cái
chết của mình. Những chủ đề chính trong những bài thơ về sau này của
Heine là cuộc chia tay với sự tồn tại, kinh nghiệm của khổ đau, và thêm
nữa là sự tranh đấu của ông với thế giới Do Thái và với Chúa Trời. Ông,
như Heine đã tự nhận trong lời kết của tập thơ Những tình khúc, dường như
đã được trở về với “một Chúa Trời của riêng mình” - chứ không phải trong
vòng tay của nhà thờ.
KIM HOA