qua đời. Đến tận giây phút tỉnh táo cuối cùng của mình ông đã gọi tên các
cháu: George và Jeanne…
Đấy quả là một sự phong thần, nhưng nếu đọc lại những trang viết của
những người có mặt ngày hôm ấy, nhất là của Romain Rolland hay Maurice
Barrès, ta sẽ đánh giá thêm một lần nữa tầm quan trọng của sự hòa hợp
giữa nhà thơ đã khuất - nhưng còn sống mãi - với đám quần chúng tập hợp
xung quanh chiếc xe tang của Những người khốn khổ. Hơn một triệu người
từ Khải hoàn môn đến điện Panthéon. Tất cả các giới lao động, tất cả các
nước. Hai mươi bài diễn văn. Leconte de Lisle phát biểu thay mặt các nhà
thơ…
Công việc chuẩn bị kéo dài tới mức thi thể của Hugo phải ướp tới mùng
một tháng sáu. Sau hai ngày đặt tại Khải hoàn môn, trong đó một ngày do
các nhà thơ túc trực, đám tang thật là một cảnh tượng dị thường. Barrès
viết: “Linh cữu nổi lên trong đêm đen, trong khi những ngọn lửa đèn xanh
lét nhợt nhạt làm cho hàng hiên Đế chế thêm sầu não với vô số lính kỵ mã
mang đuốc giữ trật tự”.
Một cuộc đời dài, một sự nghiệp vĩ đại
Kể từ năm 1802, sức sáng tạo vô tận của Hugo đã bước qua gần trọn một
thế kỷ, qua Đế chế thứ nhất, thời kỳ phục hưng thứ hai, chế độ quân chủ
Tháng Bảy, nền Cộng hòa thứ hai, Công xã Paris, nền Cộng hòa thứ ba. Từ
thời xe ngựa chở khách đến thời đại của điện và máy ảnh. Từ thời dệt lụa
Lyon đến thời của Quốc tế ca, của Jean Mace và Jean Jaurès.
Cuộc đời của Victor Hugo không làm chúng ta cảm động vì trải qua năm
tháng và đi cùng với những biến động của lịch sử, mà chính là vì cuộc đời
ấy không tách rời cái phong trào khó khăn ấy đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ
chế độ chuyên chế đến sự giải phóng ngày càng hoàn hảo hơn.