với riêng việc đưa ông vào ngôi đền danh nhân trong chiếc quan tài của
những người nghèo đã là huyền thoại của cả một thế kỷ từng chứng kiến ba
nền Cộng hòa kế tiếp nhau.
Với mỗi nền Cộng hòa, Hugo đã có một tặng vật: Với nền Cộng hòa đầu là
khúc quân hành cho những chiến sĩ Cộng hòa của năm thứ hai thấy phía
sau lưng mình là: “Nền Cộng hòa vĩ đại chỉ ngón tay lên trời”. Với nền
Cộng hòa thứ hai, là lời than vãn xé lòng của một người bà trước xác một
cháu bé bị giết hại: “Tại sao người ta giết cháu, họ phải giải thích cho ta.
Đứa bé đã không gào lên nền Cộng hòa muôn năm”. Với nền Cộng hòa thứ
ba, là cái hoán dụ vừa chua chát vừa hào hùng của sự lưu đày. Cả một dân
tộc trẻ thơ từ đó, qua những cuốn sách giáo khoa, biết ra được hình ảnh suy
tư của người ông của nền Cộng hòa, đọc thuộc các câu thơ của ông và chơi
bi trên các sân trường Victor Hugo. Âm hưởng của sự nghiệp ông vang xa
đến những xó xỉnh câm điếc nhất của những vùng quê Pháp.
Le Toinou d’Antoine Sylvère, cây con hoang dại của Ambert, thừa nhận
trong cuộc đời mình đã gặp một dịp may: người cha đã trả dần 15 xu mỗi
tháng để mua được cuốn truyện Những người khốn khổ. Nên nhớ rằng thiên
truyện này vào năm 1862 khi xuất bản lần đầu con số phát hành đã lên tới
130.000 bản, cuốn truyện mà như tác giả đã thừa nhận, là “lời phản kháng
chống lại sự hà khắc” và Hugo đã đứng về những nạn nhân xã hội, người tù
Jean Valjean, cô gái điếm, cô bé mồ côi, cậu bé bụi đời…
Những người khốn khổ chính là “Thiên sử thi của những bần dân” và Victor
Hugo, như ông từng tự nói với mình, là “một người xã hội chủ nghĩa” của
thời xưa.