nhọn hoắt, nàng thấy cảm động hết sức và thốt ra từ đáy lòng. “Ừ, thì cô
tin...”
Nàng hầu như quên khuấy mất không biết mình đang đứng ở đâu và tại
sao lại đứng ở đấy.
Nàng cũng không lấy làm lạ khi bắt gặp mình đứng cạnh sạp múa rối trò
chuyện với một con chồn thuộc loại du đãng. Ở quê nàng không những
người ta chỉ nói chuyện với những con thú nhỏ sống ngoài đồng ruộng và
giống chim muông đậu trên cây, mà còn nói chuyện với cả cây cối và
những dòng suối chảy, và thường bày tỏ nỗi lòng thầm kín cùng những ước
vọng sâu xa của mình với những khối đá xám từ thời tiền sử bí hiểm đứng
sừng sững trên đồng cỏ nữa.
Con chồn lại buông tiếng thở dài. “Em biết là thế nào rồi cũng có ngày
gặp được người ngây thơ vô tội mà. Tên cô là gì nhỉ?”
“Marrelle. Nhưng người ta thường kêu chị la Bé Mouche.”
“Cô Ruồi
con hả? Tên em là Reynardo, J.L. Reynardo – Tụi bạn kêu em là thằng Rey.
Cô ở đâu lên đây?”
“Ở Plouha, gần St. Brieuc.”
Con chồn ngẩng đầu lên nháy nháy một mắt tinh nghịch liếc ngang, gã
đọc một câu phương ngôn, “Coi chừng con chó ngủ, thằng say rượu cầu
kinh hoặc mụ đàn bà xứ Breton.”
Mouche giật vội tay ra và trả đũa lại bằng ca dao: “Khi con chồn nói
chuyện nhân nghĩa thì cố mà giữ lấy ngỗng...”
Reynardo cười phá lên rồi rút sang phía bên kia sạp. “Cô bé ơi, người thì
gầy tong teo mà dễ nổi nóng quá. Tôi nói vậy có đúng không bà con?”
Câu sau này gã nói với hai người lao động vừa hoàn thành công tác chất
đồ lên xe và đang đứng gần đấy nghe chuyện.
“Thì có thế mới đối lại được bay, cáo già ạ.” Một trong hai người vừa
mỉm cười, vừa nói.
Con chồn cười ré lên rồi cúi xuống dưới sàn gọi, “Ê, Ali! Lên đây một
lát, mày thử nhát xem con nhỏ có ngán không.”