CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 120

Đó là những câu chuyện có đầu đuôi mà không cần đến ngôn ngữ lời nói.

Thứ “ngôn ngữ câm”, ngôn ngữ điệu bộ, bây giờ vẫn không chịu mất đi.

Chính vì nó có những điểm tiện lợi. Đôi khi chỉ một cử chỉ cũng nói lên
nhiều hơn cả một bài diễn văn dài. Một diễn viên giỏi có thể im lặng hàng
nửa giờ trên sân khấu, nhưng lông mày, đôi mắt, đôi môi anh ta còn hùng
biện hơn cả lời nói.

Tất nhiên, cũng không nên lạm dụng thứ ngôn ngữ điệu bộ đó...

Thật vậy, tại sao lại phải dùng chân và tay để diễn đạt những điều có thể

nói bằng lời? Chúng ta có phải là những người nguyên thủy đâu! Giậm chân,
lè lưỡi, chỉ tay vào mặt người đối diện, là những thói quen ta nên bỏ đi thì
hơn. Nhưng cũng có những trường hợp thứ “ngôn ngữ câm” kia hoàn toàn
không thể thay bằng lời được.

Thí dụ: Bạn đã có dịp nào thấy những thủy thủ trên hai chiếc tàu nói

chuyện từ xa với nhau bằng cách giơ lên, hạ xuống những lá cờ nhỏ không?
Chính là vì những lúc đó cần phải át cả tiếng gió gào, tiếng sóng vỗ và đôi
lúc cả tiếng đại bác nổ, mà tiếng nói to nhất cũng không nghe thấy được.
Trong những trường hợp đó, tất nhiên cái tai phải nhờ đôi mắt giúp đỡ.

Học sinh cũng nhiều khi dùng thứ ngôn ngữ bằng điệu bộ này: khi họ

muốn nói với thầy giáo điều gì, họ giơ tay lên. Họ làm thế là đúng. Nếu trong
lớp tất cả mấy chục con người cùng nói một lúc thì ai nghe thấy gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.