CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 121

Như vậy là nói bằng điệu bộ cũng có cái lợi. Trải qua hàng mấy nghìn

năm rồi, bây giờ đôi khi chúng ta vẫn không thể không cần đến nó được. 

Ngôn ngữ bằng lời nói đã thắng nhưng chưa phải đã xóa hẳn thứ ngôn

ngữ bằng điệu bộ. Ngôn ngữ điệu bộ vẫn là người trợ giúp cho ngôn ngữ lời
nói. Đặc biệt ở một số nước, người ta còn dùng điệu bộ một cách ưu tiên, khi
nói với đày tớ và kẻ dưới quyền.

Thí dụ: Ở Cáp-ca-dơ, trong một số làng của người Ác-mê-ni, trước Cách

mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười 1917, có phong tục cấm đoán phụ nữ nói
chuyện với đàn ông lạ mặt: họ chỉ được phép ra điệu bộ thôi.

Đến tận bây giờ, người ta còn dùng ngôn ngữ bằng điệu bộ ở các nước

Xi-ri, I-ran và nhiều nước khác.

Đặc biệt ở triều đình vua I-ran, các người hầu đều nhất luật phải diễn dạt

ý nghĩ bằng điệu bộ: họ chỉ được nói thành lời với người ngang hàng mà thôi.
Đó là những con người bất hạnh đã mất hẳn “quyền nói” của một con người.

Như vậy, trong đời sống hiện tại chúng ta tìm được những tàn tích của

một thời quá khứ đã vĩnh viễn qua từ lâu rồi.

CON NGƯỜI DẦN DẦN CÓ TRÍ TUỆ

Các loài thú ở rừng luôn luôn chú ý tới trăm nghìn dấu hiệu từ bốn phía

bay tới.

Nghe tiếng cành cây gãy, đó là có kẻ thù tới gần: phải chạy trốn hay

chuẩn bị tự vệ.

Sấm động, gió rứt lá cây: cơn dông đã tới. Phải chui vào tổ, vào hang

ngay!

Thoáng đánh hơi thấy một cái mùi quen thuộc lẫn với mùi mốc của nấm

và lá mục: mau đi săn đuổi mồi ngon!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.