những lượm lúa vừa gặt hái, họ vui sướng cho rằng vị thần đó đã sống lại từ
dưới lòng đất. Họ dựng lượm lúa gặt cuối cùng lên, và vừa nhảy múa xung
quanh, vừa ca hát. Đây không chỉ là một điệu nhảy múa thuần túy, mà chính
là một lễ nghi huyền bí. Mọi người ca ngợi hạt lúa đã tái sinh, và cầu nguyện
Đất hãy rộng lượng luôn luôn phù hộ cho con người được no ấm.
QUÁ KHỨ CÒN SÓT LẠI TRONG HIỆN TẠI
Trong những năm đầu của thè kỷ XX, trước cuộc Đại Cách mạng xã hội
chủ nghĩa tháng Mười năm 1917, ở nước Nga có những nơi phụ nữ có tục lệ
cứ mùa thu đến thì tổ chức “Lễ sau ngày gặt”.
Họ chùm một khăn bịt đầu lên trên lượm lúa gặt sau cùng và quấn một cái
váy để làm thành một cái hình nộm rồi vây tròn xung quanh tay cầm tay nhảy
múa và ca hát:
“Trên đồng ta làm lễ gặt mùa
Tạ ơn Trời phù hộ
Đồng này ta mới gặt xong,
Đồng kia ta liền cày lật.
Cám ơn Trời, Đất”
Những âm điệu buồn tẻ, hoang dại của bài hát cầu nguyện này ít giống
những bài dân ca vui nhộn mà các chàng trai và cô gái đi dạo chơi và ca vang
trên các đường quê vào những buổi chiều.
“Lễ sau ngày gặt” là một lễ nghi truyền lại từ thời kỳ những người cày
ruộng đầu tiên.
Rất nhiều tàn tích khác của những lễ nghi thần bí như vậy ngày nay hãy
còn sót lại trong những trò chơi và những bài ca hát dân gian.
Ở nước Nga, trẻ em thường hay cầm tay nhau hát rằng: