CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 192

“Hạt kê ta đã gieo rồi,

Tình bằng, ta đã gieo rồi, hạt kê!”

Ngày xưa, đã có thời kỳ bài hát trên kia cũng là một thứ nghi lễ. Nhưng,

trải qua bao nhiêu thế kỷ, bài ca đã mất ý nghĩa thần bí của nó, mà chỉ còn lại
tính chất vui nhộn mà thôi.

Và còn cây thông ngày lễ Nô-en nữa!

Thời xưa, cây thông được coi là thiêng liêng. Khi những người dân nhảy

múa xung quanh cây thông, họ nghĩ là mình đang cứ hành một cuộc lễ thần
bí, có tác dụng thúc đẩy các khu rừng và những cánh đồng cỏ bừng tỉnh khỏi
giấc ngủ mùa đông, và làm cho mùa xuân mau lại gần.

Đối với trẻ em bây giờ, trang trí cây thông ngày lễ Nô-en chỉ là một thích

thú vui vẻ trong ngày nghỉ lễ, để giải trí, nghỉ ngơi sau những tháng học tập
chuyên cần.

Biết bao nhiêu nghi lễ cổ xưa, công thức thần bí, cầu phù chú, hãy còn sót

lại trong những trò chơi của con trẻ ngày nay. Thí dụ các em hát:

“Mưa ơi, mưa hỡi! Ngừng rơi!

Mưa ơi, mưa hỡi! Tuôn rơi nhiều vào!”

Ca hát như vậy, các em đâu có nghĩ đến chuyện gọi gió làm mưa: các em

thừa biết là cầu khẩn Đất, Trời như vậy có ích gì đâu. Chẳng qua thấy lời hát
ngộ nghĩnh nên các em thích hát đó thôi.

Và cả những người lớn tuổi đôi khi cũng không xem thường bài hát,

những trò chơi mà trong dĩ vãng đã mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Những lễ nghi và những tín ngưỡng cổ vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay

trong các trò chơi tiêu khiển.

Trong ngày lễ phục sinh, dư âm của những bài hát cổ, với những lời cầu

nguyện mang tính chất ma thuật, cho mãi đến hôm nay vẫn vang vọng trên
vòm mái của các ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.