Đó là những bài hát của các cư dân nông nghiệp thời tiền sử. Những lời
cầu nguyện đó nói về cái chết và sự hồi sinh.
Cái gì mà bên ngoài nhà thờ là những trò chơi và những điệu nhảy tiêu
khiển thì bên trong nhà thờ vẫn là những lễ nghi tôn giáo.
Có nhiều điều mê tín, nhiều thành kiến đã lưu truyền từ những thời kỳ
quá khứ xa lắc xa lơ.
Bây giờ cũng còn những kẻ tin nhảm rằng bắt được miếng sắt bịt móng
ngựa là điềm lành, mà nhìn thấy trăng non ở bên tay trái thì là điểm gở.
Một bà nông dân ở gần U-gơ-lít-chơ đã kể lại rằng trước Cách mạng
tháng Mười, những bà cụ trong làng bà vẫn quen đem treo ở trong chuồng gà
của mình “ông thần gà mái”.
Đó là tên gọi của một hòn đá đục thủng một lỗ ở giữa: người ta tin rằng
nó sẽ phù hộ cho gà đẻ nhiều trứng!
Việc này chứng tỏ những điều tin nhảm có thể sống dai đến chừng nào!
Ta thử nghĩ xem: cái hòn đá bùa kia, tàn tích của thời kỳ đồ đá đã được tôn
sùng cho mãi đến đầu thế kỷ XX này!
KHO LƯƠNG THỰC DIỆU KỲ
Trong khi phụ nữ trồng trọt thì nam giới cũng không chịu ngồi không.
Suốt ngày họ đi săn, đến tối mới trở về nhà, mang theo các muông thú săn