Thời thượng cổ, con người còn sống trong hang thì không sợ gì lửa vì
vách đá không bốc cháy được.
Từ khi người ta làm nhà bằng gỗ để ở thì nạn cháy nhà bắt đầu đe dọa.
Và lớp than đen ở dưới đáy hồ Nơ-sa-ten chính là do cháy nhà để lại.
Hãy tưởng tượng xem cảnh cháy nhà đó khủng khiếp chừng nào! Dân
làng ôm trẻ nhỏ, lao xuống nước chạy trốn. Trâu bò rống lên chạy cuống
cuồng. Cả làng cháy như bó đuốc lớn.
Đối với những người dân làng đó thì nạn cháy nhà quả là tai họa ghê
gớm.
Nhưng cũng chính vì thế mà ngày nay ta còn giữ lại được những di tích
quý giá hiện bày ở viện bảo tàng: bát đĩa gỗ, lưới đánh cá và cả một ít hạt
thóc và thân cây nữa.
Tại sao cháy lớn mà còn sót lại những thứ đó? Chính là vì khi những đồ
vật bị cháy rơi xuống nước thì lửa tắt, chúng chìm xuống đáy hồ. Ở đó, chúng
không bị mục nát vì lớp bên ngoài bị cháy thành than, khiến cho ẩm ướt
không thấm sâu vào trong được.
Lửa và nước có thể sẽ hủy diệt tất cả những vật dụng đó nếu như chúng
hành động một cách riêng rẽ. Nhưng ở đây chúng lại phối hợp hành động.
Chính vì vậy mà chúng đã cứu giúp chúng ta, thậm chí cả những vật dụng
không lấy gì là bền chắc, chẳng hạn như những mẩu vải lanh được dệt cách
đây hàng nghìn năm.
NHỮNG TẤM VẢI ĐẦU TIÊN
Những tấm vải đầu tiên không phải dệt bằng máy, mà bằng tay.
Đến tận bây giờ, người Ét-xki-mô, vẫn còn dệt vải bằng tay như vậy.
Trên một cái khung gỗ, họ căng một loạt sợi chỉ theo chiều dọc. Những
sợi chỉ theo chiều ngang thì họ dùng ngón tay đan xen kẽ vào những sợi dọc,