Mà trật tự xã hội ở châu Mỹ thì thật là kỳ lạ đến nỗi người châu Âu hoàn
toàn không hiểu nổi và họ đã kể lại những trật tự đó nhầm lẫn và rối rắm. Ở
cái “thế giới mới” này, người ta không hề biết đến tiền bạc, buôn bán, không
phân biệt kẻ giàu, người nghèo. Một số bộ lạc người da đỏ đã biết đến vàng,
nhưng cũng không coi vàng là có giá trị.
Những người dân địa phương đầu tiên, mà những thủy thủ của ông Cô-
lông trông thấy, mang những chiếc đũa vàng xiên qua mũi và những vòng
vàng ở cổ. Họ vui mừng đổi những đồ trang sức đó lấy các thứ bằng thủy
tinh, những dải lụa, v.v...
Người Âu đã quen với cách phân chia người ta ra làm chủ và đày tớ,
người quý tộc và kẻ hèn mọn. Nhưng ở đây thì mọi người đều bình đẳng.
Những tù binh không bị bắt làm nô lệ hay tôi đòi bao giờ: hoặc là bộ lạc giết
họ đi, hoặc kết nạp họ làm con cái trong bộ lạc.
Ở đây không ai có những lâu đài, những dinh thự, biệt thự ở nông thôn.
Tất cả mọi người đều sống chung trong những ngôi nhà lớn, gọi là “nhà
dài”. Cả một thị tộc trú ngụ, sinh sống và lao động chung với nhau. Ruộng
đất là của chung của cả bộ lạc, chứ không phải là của từng cá nhân riêng rẽ.
Không có những nông nô cày cấy trên ruộng đất của người khác. Tất cả mọi
người đều tự do.
Chỉ riêng một cái này cũng đủ làm cho những người châu Âu từng sống
trong các thời đại phong kiến, nông nô rối trí. Song đó vẫn chưa phải là tất