CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 248

người tự do hay là nô lệ, ai nấy đều ở dưới quyền chuyên chế của ông ta.
Người gia trưởng có quyền trừng phạt như nhau những đứa con hay người nô
lệ không nghe lời.

Người nô lệ già thân mật gọi chủ là “con”, và chủ gọi người nô lệ là

“cha” rất lễ phép.

Nếu các bạn đã đọc truyện “Ô-đi-xê”

[22]

rồi, thì bạn chắc còn nhớ rằng

người chăn lợn già Ơ-mê ngồi ăn cùng một bàn với chủ.

Các nghệ sĩ dân gian sáng tạo ra tác phẩm “Ô-đi-xê” đã gọi người chăn

lợn đó là “thần bình đẳng”, cũng như họ đã gọi tù trưởng của bộ lạc là “thần
bình đẳng”
.

Nhưng thực ra Ơ-mê đâu có phải là bình đẳng với thần, với chủ. Vì người

chủ có quyền làm việc hay nghỉ ngơi tùy ý muốn, còn Ơ-mê thì bắt buộc phải
làm việc, không làm không được. Người nô lệ phải làm nặng nhọc hơn gấp
bội những người trong gia đình, mà hưởng thì lại vô cùng ít hơn. Người nô lệ
là một đồ vật, một tài sản, mà người tự do chính là người chủ.

Khi người chủ chết đi, con cái được thừa hưởng những người nô lệ của

cha, cũng như họ được hưởng lương thực và đàn gia súc của cha.

Như vậy là sự bình đẳng trong tập thể gia đình ấy không còn tồn tại như

xưa kia nữa.

Ở đây, người cha chính là người chủ vận mệnh của con cái, người chồng

ra lệnh cho vợ, mẹ chồng ra lệnh cho nàng dâu, và giữa những nàng dâu
trong một nhà, thì cô lớn được sai khiến cô ít tuổi hơn. Còn người nô lệ thì ở
dưới quyền tất cả mọi người: ai nấy đều có thể sai khiến anh ta được.

Cả đến sự bình đẳng trước kia giữa các thị tộc và các gia đình cũng không

còn nữa. Những thị tộc nào chăn nuôi được nhiều gia súc nhất thì đó là những
thị tộc mạnh nhất vì gia súc là một tài sản lớn. Người ta có thể đổi bò lấy tất
cả mọi thứ cần thiết: vũ khí, vải vóc, v.v... Không phải tự nhiên mà những
đồng tiền đầu tiên được đúc với hình da con bò.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.