CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 250

xây thêm những bức tường bằng đá tảng vững chắc bao vây xung quanh, để
phòng ngừa các cuộc tấn công của kẻ địch.

Thị tộc càng giàu có bao nhiêu thì càng phải lo việc tự phòng thủ bấy

nhiêu.

Thế là ta thấy dần dần xuất hiện ở trên đỉnh những đồi cao, những lâu đài

kiêm chiến lũy rộng, có hàng chục phòng to, những hầm sâu, những cửa kiên
cố, kèm theo những pháo đài.

QUÁ TRÌNH CÁI LỀU BIẾN THÀNH CÁI NHÀ, VÀ CÁI

NHÀ ĐÃ TRỞ NÊN THÀNH PHỐ

Trong quyển sách “Khôrêzmơ cổ kính” của mình nhà sử học Liên Xô X.

P. Tônxtốp kể về những tòa nhà - pháo đài, mà ông đã tìm thấy ở sa mạc
Trung Á những vết tích đổ nát của chúng.

Về mặt kích thước mà nói, thì những công trình kiến trúc này giống thành

phố hơn là ngôi nhà.

Những bức tường đất sét đồ sộ dài hàng kilômét bao vây bốn phía một

khoảng không rất rộng. Cộng đồng dân cư sống trong lòng những bức tường
ấy - trong những hành lang hình vòm có trổ cửa sổ nhỏ ở trên trần.

Thoạt nhìn hình như không thể nào hiểu nổi, tại sao hàng nghìn người lại

sống chui rúc trong những hành lang chật chội mờ tối như vậy, trong lúc đó
thì cả một diện tích rộng lớn giữa 4 bức tường vẫn để trống.

Tônxtốp đưa ra một giải thích rất đơn giản. Đối với dân Khôrêzmơ thời

ấy thì gia súc là tài sản chủ yếu. Và khoảng trống nói trên dùng để nhốt
những đàn gia súc nhiều vô kể, còn các bức tường có tháp canh và lỗ châu
mai đã bảo vệ tài sản đó lúc có nạn giặc giã.

Khi kẻ thù tấn công, mọi người dân trong tòa nhà - pháo đài chiếm lĩnh vị

trí của mình bên lỗ châu mai và bắn mũi tên ào ào vào quân địch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.