đó, nay được đưa ra triển lãm công khai để cho mọi người có thể tự mắt mình
chiêm ngưỡng những di tích của một thời quá khứ xa xôi.
Khách dừng chân rất lâu trước những tủ kính trưng bày những thanh
gươm chuôi bằng vàng, những dây chuyền rất tinh vi, những chuỗi hạt chạm
trổ thành hình đầu bê, những bình bạc hình đầu nai, đầu bò.
Biết bao nhiêu tài nghệ, công sức đã phải bỏ ra mới sáng tạo nên những
tác phẩm kiệt tác như vậy!
Chỉ một con dao găm bằng đồng thau đơn giản, xưa kia cũng phải mất
nhiều ngày cần cù lao động mới làm xong.
Trước hết phải có quặng đồng đã! Bây giờ không phải như trước kia, mà
đồng nguyên chất ở đâu cũng có, ở ngay dưới chân người ta, chỉ cần cúi
xuống là nhặt được ngay. Từ nay phải đào dưới đất để tìm ra đồng. Tại những
hầm mỏ đào sâu dưới đất, người ta lấy cuốc chim cuốc từng mảnh quặng, cho
vào bị da, đem lên trên mặt đất.
Để cho quặng vỡ thành mảnh được dễ dàng, người ta đốt lửa dưới hầm
mỏ nung quặng, rồi tưới nước lạnh vào. Nước giội vào quặng nóng bỏng xèo
xèo bốc hơi; khối quặng nổi cục sần sùi rồi vỡ ra từng mảnh. Lửa và nước đã
giúp cho cái cuốc chim của người thợ mỏ.
Lúc đó hầm mỏ giống như núi lửa. Những đám khói kèm theo lửa ở phía
dưới từ các hố rộng hoác của hầm lò, giống như từ miệng núi lửa, tuôn ra.
Không phải là không có lý do mà ngày nay chúng ta gọi núi lửa là “ông thần
- lò rèn thành phố Rôm”.