mình. Người nghệ sĩ dân gian vừa ca hát vừa gảy đàn, hay vừa nhảy múa
nữa, đúng như phong tục từ cổ xưa. Một mình anh vừa đóng vai người lĩnh
xướng, vừa là ban đồng ca, hát cả những đoạn lẫn điệp khúc.
Nội dung bài hát của nhà nghệ sĩ dân gian đó là gì? Đó là thiên anh hùng
ca mô tả chiến công oanh liệt của các vị thần và các anh hùng, các thủ lĩnh
của bộ lạc đã đánh lui những quân thù hung hãn nhất, hoặc nói lên sự tiếc
thương các liệt sĩ đã bỏ mình ở mặt trận và kêu gọi báo thù cho những người
đã quá cố.
Bài ca không còn dính dáng gì đến việc phù phép thần bí nữa. Nó ca ngợi
những chiến công đã qua, để cổ vũ con người lập nên những chiến công mới.
Ngoài ra, còn có những bài ca về tình yêu, về mùa xuân, về sự nhớ
nhung, phiền muộn. Chính những bài hát trữ tình này cũng bắt nguồn từ
những điệu hát trong các lễ nghi thần bí xưa kia được tổ chức nhân dịp những
đám ma chay, cưới xin, hoặc khi gặt hái. Ở đây, những diễn viên chia thành
hai tốp ca, hát đối đáp với nhau từng đoạn ngắn.
Rồi cô thiếu nữ vừa kéo chỉ vừa khẽ hát những bài ca tình tứ đó, và bà mẹ
ru con cũng hát lên những điệu êm ái, dịu dàng.
Về sau, những bài ca ngợi mùa xuân vang lên khắp bốn mùa, và những
bản tình ca không chỉ được hát lên trong những đám cưới mà thôi.
Ai là người đã sáng tác nên tất cả những bản anh hùng ca và những bài
hát trữ tình đó?
Nào ai biết được điều đó, cũng như ta không hề rõ tên người đã sáng chế
ra lưỡi gươm hay cái khung cửi đầu tiên. Đó là vì những công cụ, những bài
ca, những tiếng nói của các dân tộc không phải là kết quả lao động của những
cá nhân riêng lẻ, mà chính là công trình sáng tạo của hàng trăm thế hệ. Nhà
ca sĩ dân gian thời cổ đại không phải tự mình đặt ra điệu nhạc và lời ca của
những bản anh hùng ca mà anh trình bày: anh chỉ nhắc lại chính những điệu
và lời anh đã học được. Truyền miệng từ thời này qua thời khác, các bài ca đó
ngày càng phong phú, hay hơn, đẹp hơn, và cuối cùng đã trở nên những bản