CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 317

[104]

Cụ thể xem phân tích chi tiết của Misch và các cuốn sách của

Schinz và Gouhier được liệt kê trong chú thích 1 của chương này, và cũng
xem M. Uta, La théorie du savoir dans laphilosophie d'Auguste Comte
(Paris: Alcan, 1928).

[105]

Để tránh hiểu nhầm, có lẽ tôi cần nhấn mạnh ở đây là chủ nghĩa tự

do của Cuộc cách mạng Pháp tất nhiên không dựa trên nền tảng hiểu biết về
cơ chế thị trường do Adam Smith và các nhà vị công lợi đưa ra, mà là dựa
trên quy luật tự nhiên và các diễn giải của chủ nghĩa duy lí-thực dụng về
các hiện tượng xã hội vốn có từ thời trước Adam Smith và được Rousseau
đưa vào tác phẩm Khế ước xã hội của mình. Thực ra ai đó có thể xem xét
sự đối lập hoàn toàn rõ ràng giữa Saint-Simon và Comte một bên và các
nhà kinh tế học cổ điển ồ bên kia từ những khác biệt đã tồn tại, chẳng hạn,
giữa Montesquieu và Hume, Quesnay và Smith, hay Condorcet và
Bentham. Những nhà kinh tế Pháp như Condillac và J. B. Say đi theo cùng
khuynh hướng như Smith. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ có ảnh hướng đối
với tư tưởng chính trị ở Pháp như Smith đã có ảnh hưởng ở Anh. Hệ quả là,
sự chuyển đổi từ cách nhìn duy lí của thế hệ trước đối với xã hội, vốn coi
nó như là một sản phẩm do con người chủ ý tạo ra, sang cách nhìn của thế
hệ sau, những người muốn tạo ra cho nó một nền tảng khoa học, đã diễn ra
ở Pháp trong điều kiện giai đoạn hiểu biết chung về sự vận hành của các
lực tự phát của xã hội bị bỏ qua. Sự sùng bái cách mạng đối với Lí-Tính thể
hiện qua việc chấp nhận nói chung đối với quan niệm thực dụng về các thể
chế xã hội - quan niệm hoàn toàn đối nghịch với quan niệm của Smith. Và
theo một nghĩa nhất định, hoàn toàn đúng khi nói rằng chính cái sự sùng
kính với Lí-Tính như là một đấng tạo hóa hoàn vũ, vốn đã mang lại những
thành công cho khoa học, đã dẫn đến một thái độ mới đối với các vấn đề xã
hội, cái thái độ mà chúng ta có thể nói là đã bị ảnh hưởng bởi thói quen suy
nghĩ mới được tạo ra bởi những thành công của khoa học và công nghệ.
Nếu chủ nghĩa xã hội không phải là đứa con đẻ của Cuộc cách mạng Pháp,
thì ít nhất nó có mầm mống từ cái chủ nghĩa duy lí vốn là hàng rào ngăn
cách giữa các nhà tư tưởng chính trị ở Pháp với các nhà tự do chủ nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.