CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 358

đến Comte qua các trước tác của phái Saint-Simon), mô tả Comte là một
con người “nghèo nàn” nếu đem so sánh với Hegel.

[310]

Ý nghĩa đặc biệt của năm 1842 trong khía cạnh này đã được trình

bày rõ ràng bởi Koigen, op. cit, pp. 236 ff., và bởi Hans Freund, Soziologie
und Sozialismus (Wurzburg, 1934). Các bức thư của J. G. Droysen là một
tài liệu nhập môn đáng tham khảo về ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng
đối với các nhà sử học Đức trong thời kì này. Cụ thể xem bức thư của ông,
đề ngày 2 tháng 2 năm 1851, gửi T. V. Schõn, ỏ đó ông viết:”Hegel và các
môn đệ của ông không chỉ bị mất uy tín trong quãng thời gian dài mà còn
bị tan vỡ ngay trong bản thân đời sống [triết học] của họ. Việc sùng bái
ngẫu tượng đối với cái Tư duy có chức năng cấu tạo, thậm chí có chức
năng sáng tạo [của Hegel] do quy tất cả mọi sự về cho Tư duy đã dẫn tới sự
điên rồ của Feuerbach mà về mặt phương pháp và đạo đức, hoàn toàn
tương ứng với chiều hướng “bách khoa kĩ thuật” nói trên”; và bức thư đề
ngày 17 tháng 7 năm 1852, gửi M. Duncker, có đoạn sau đây: “Thật đau
đớn cho chúng ta và cho nền tư tưởng Đức của chúng ta khi sự thảm hại
“bách khoa kĩ thuật” - vốn đã khô cạn và thối rữa ở nước Pháp từ năm 1789
-, khi mớ hổ lốn của việc cân đong đo đếm và trò đểu giả ngày càng dấn
sâu hơn vào cái thứ đã biến chất ấy. Thuyết thực chứng tưng bừng - như
đang được người ta ra sức thực hiện ở Berlin - đang đẩy cuộc cách mạng
này của đời sống tinh thần vào trong nhà lồng kính [vào một không gian giả
tạo, xơ cứng giống như trồng cây trong nhà kính]” (J. G. Droysen,
Brieiwechsel, ed. R. Hubner [Leipzig, 1929], vol. 2, pp. 48,120).

[311]

Việc Veblen chịu ảnh hưởng từ các ý tưởng của Comte có vẻ tương

đối rõ ràng. Xem W.Jaffé, Les théories economiques et sociales de T.
Veblen (Paris, 1924), p. 35.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.