CUỘC ĐỜI TÔI MỘT TRĂM GIỜ VỚI FIDEL CASTRO - Trang 28

người trả lời. Trong những cuộc trò chuyện này, hoàn toàn không có mục
đích luận chiến hay tranh cãi - người nhà báo là tôi không đứng về bên nào
- mà chỉ là thể hiện “quan điểm cá nhân” về sự nghiệp và tiểu sử chính trị
của một con người huyền thoại đã trở thành một phần của lịch sử.

Tôi chưa bao giờ có cảm tình với những người phỏng vấn tự cao tự

đại lúc nào cũng chỉ chăm chăm tấn công người đối thoại của mình và luôn
háo hức chứng minh rằng họ thông minh hơn, giỏi giang hơn và chuẩn bị
tốt hơn người mà họ đang phỏng vấn. Loại nhà báo đó không bao giờ biết
lắng nghe người được phỏng vấn, mà chỉ liên tục ngắt lời để cuối cùng
người đọc cũng phải bực mình. Tôi cũng không thích những người coi
phỏng vấn là một cuộc thẩm vấn trong đồn cảnh sát, ngồi bên này bàn là
một viên cảnh sát còn người phạm tội ngồi bên kia, hoặc như một mối quan
hệ phán xét giữa một quan tòa khắc nghiệt với một bị cáo đang ăn năn hối
cải. Đối với loại phỏng vấn này, trước hết báo chí là một “phiên tòa” - thậm
chí nhiều khi còn là một phiên xử kín - đứng trên tất cả các tòa án khác.

Ngoài ra cũng còn một khái niệm bất lương và hèn hạ khác coi phỏng

vấn là một thể loại cho phép người phỏng vấn đâm sau lưng người được
phỏng vấn, dưới chiêu bài “tự do báo chí” và “bảo đảm tính khách quan”
(đại diện cho một khái niệm lệch lạc về tự do báo chí), và cho phép người
phỏng vấn làm tất cả những gì anh thích với các tuyên bố của người được
phỏng vấn: giữ đoạn này, cắt đoạn kia, đưa một tuyên bố nào đó ra khỏi văn
cảnh ban đầu, bỏ bớt các chi tiết, cắt đi những lời giải thích bối cảnh và để
lại những tuyên bố “ngang xương”, và nhất là không bao giờ cho phép
người được phỏng vấn đọc lại những phát biểu của chính mình trước khi
xuất bản.

Một trong các mục tiêu mà tôi đặt ra cho những cuộc trò chuyện với

Fidel Castro là cho phép một trong những nhân vật bị công kích dữ dội nhất
trên thế giới trong vòng nửa thế kỷ qua, và cũng là một trong những người
bị kiểm duyệt chặt chẽ nhất, cất lên tiếng nói của mình, đưa ra lời phản biện
của chính mình trước cả thế giới. Chắc chắn là có một số người tin rằng
lòng dũng cảm báo chí là phải phục tùng theo “sự kiểm duyệt của đám
đông”, nghĩa là chỉ cần cẩu thả lặp lại những “chân lý” và luận điệu mà giới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.