Bố mẹ tôi thường bảo, “Chúng ta sẽ gửi con vào Guanajay nếu con
còn ăn ngô rang với những người Haiti đó!” Họ dọa như thế mấy lần liền -
tất nhiên là vì nhiều lý do khác nhau. Khi tôi bắt đầu nhận thức về thế giới,
trong thâm tâm tôi luôn cho rằng ngôi trường tốt nhất mà tôi từng theo học
chính là thời thơ ấu sống giữa vùng nông thôn nơi tôi sinh ra. Nông thôn
chính là tự do.
Sau này, vì tôi là con trong một gia đình giàu có, tôi lại trở thành nạn
nhân của sự bóc lột.
Nạn nhân của sự bóc lột?
Bóc lột.
Theo nghĩa nào cơ?
Rất đơn giản, tôi sẽ giải thích cho ông biết. Không gian thơ ấu của tôi
là ngôi trường công ở Birán. Tôi có một chị gái và một anh trai, Angelita và
Ramón, đã theo học ở trường đó, và mặc dù chưa đến tuổi đ tôi cũng được
đưa tới đó và họ xếp cho tôi một cái bàn ngay phía trên của phòng học. Hồi
đó trong lớp có khoảng 25 học sinh, đa phần đều là con em của những gia
đình rất nghèo. Tôi vẫn còn nhớ những ngày đó. Tôi không biết tôi đã học
đọc, học viết như thế nào, có lẽ là bằng cách bắt chước những đứa trẻ khác,
vì họ xếp tôi ngồi ngay bàn đầu.
Khi đó tôi nhớ là, tôi nghĩ là khoảng năm 1930 thì phải...
Nghĩa là ông mói lên 4 tuổi.
Bốn tuổi. Tôi học đọc và nguệch ngoạc viết vài chữ bằng cách nhìn
những học sinh khác, và bắt chước theo những gì giáo viên viết bằng phấn
trên bảng - và tôi cũng có nhiều trò nghịch ngợm, đúng như con trai của
một người chủ đất. Cô giáo lúc nào cũng tới nhà chúng tôi, cô ăn cùng với
gia đình. Còn ở trường thì vẫn ăn phạt như thường, thỉnh thoảng là một cái
tát hoặc vụt bằng thước kẻ, như tôi còn nhớ. Thậm chí có lần tôi còn phải
quỳ, và họ còn đặt vài đồng xu như thế này trong bàn tay xòe ra của học
sinh - tất nhiên là không phải họ bắt chúng tôi quỳ như thế suốt ba tiếng
đồng hồ, nhưng thậm chí, nhiều lúc họ còn bắt chúng tôi quỳ trên lớp đất rải
những hạt ngô.
Bắt học sinh quỳ lên đó?