CUỘC ĐỜI TÔI MỘT TRĂM GIỜ VỚI FIDEL CASTRO - Trang 923

đã quay lại Cuba và chẳng bao lâu thì lên nắm chức Tổng thống của Chính
phủ mới. Grau là con người tự do và chủ nghĩa tự do của ông đã gây ra thái
độ thù địch với nước Mỹ và nước Mỹ từ chối không công nhận chế độ của
ông. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Batista buộc ông phải từ chức.
Mặc dù thất bại nhưng Grau vẫn có đủ ảnh hưởng để thành lập ra Partido
Revolucionario Cubano tham gia Hội nghị Hiệp thương hiến pháp năm
1940 sau đó ông là Chủ tịch, ông bị đánh bại trong cuộc bầu cử bầu Tổng
thống năm 1940 bởi đối thủ cũ Batista, nhưng lại giành chiến thắng trở lại
trong cuộc bầu cử lần sau, năm 1944. Tuy nhiên, sau đó chính quyền của
ông lâm vào tham nhũng và Grau ngày càng bị phản đối mạnh mẽ. Cuối
cùng, vì xấu hổ, ông không ra ứng cử lại vào năm 1948 và từ đó lắng chìm
trong dư luận. Khi Cách mạng giành thắng lợi năm 1959, Grau quay lại
Havana và qua đời ở đó.

[52]

Antonio Guiteras (1906-1935) sinh ra ở Philadelphia và sống

thời thơ ấu ở đây. Năm 1914, gia đình ông chuyển tới Pinar del Rio, Cuba,
nơi bố ông dạy tiếng Anh. Guiteras là một trong những nhà lãnh đạo của
phong trào Cách mạng 33. Là thành viên của Chính phủ lâm thời, ông tiến
hành các biện pháp cải cách bao gồm cả mức lương tối thiểu và ngày làm
việc 8 giờ. Sau cuộc đảo chính tháng 1 năm 1934, Batista tiến hành một
chiến dịch đàn áp dã man và vào ngày 8 tháng 5 năm 1935, Guiteras bị giết.

[53]

Mỹ, với lực lượng quân sự đã chiếm đóng Cuba từ năm 1898,

buộc Cuba phải điều chỉnh bổ sung Hiến pháp Cuba năm 1901 - “Tu chính
án”, được đặt tên theo tên của Thượng nghị sĩ đề xuất việc này. Lần điều
chỉnh này đã giới hạn rất lớn chủ quyền của nước Cộng hoà Cuba; cho phép
Washington được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của hòn đảo này,
thậm chí là bằng biện pháp quân sự; chiếm hòn đảo Pines; và buộc Chính
phủ Cuba phải từ bỏ một vài căn cứ hải quân, nơi các tàu của Mỹ có thể qua
lại để tiếp nhiên liệu và thực phẩm. Ngày 2 tháng 7 năm 1903, một trong
những căn cứ đó trở thành căn cứ hải quân Guantanamo mà Mỹ chiếm cho
đến ngày nay, bất chấp sự phản đối của người Cuba. Gần đây, căn cứ
Guantanamo trở thành tâm điểm chú ý của báo chí do Chính quyền của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.