DẠ KHÚC- NĂM CÂU CHUYỆN VỀ ÂM NHẠC VÀ ĐÊM BUÔNG - Trang 14

Ông Gardner liên tục xoay trở ở đằng mũi, có một lần còn ngồi phịch

xuống đến nỗi suýt làm lật thuyền. Nhưng có vẻ ông không để ý thấy, và
khi thuyền rời bờ, ông cứ nhìn đăm đăm xuống nước.

Mất vài phút chúng tôi lướt đi lặng lẽ giữa hai dãy nhà tối đen, chốc

chốc lọt qua bên dưới những cây cầu thấp. Rồi ông bứt khỏi những ý nghĩ
đăm chiêu mà nói:

“Nghe này, anh bạn. Tôi biết là chúng ta đã thỏa thuận xong các tiết mục

tối nay. Nhưng tôi vừa nghĩ nãy giờ. Lindy rất thích bài ‘By the time I get to
Phoenix’. Tôi có ghi âm bài đó một lần lâu lắm rồi.”

“Vâng, thưa ông Gardner. Mẹ tôi lúc nào cũng nói bài đó ông hát hay

hơn cả Sinatra. Hơn cả cái bản nổi tiếng do Glenn Campbell hát nữa.”

Ông Gardner gật đầu, rồi một lúc lâu tôi không nhìn rõ mặt ông. Vittorio

cất tiếng hô báo hiệu vang dội các bức tường trước khi cho thuyền ngoặt
qua chỗ rẽ.

“Tôi đã hát cho bà ấy nghe bài này rất nhiều lần,” ông Gardner nói.

“Anh hiểu không, tôi nghĩ bà ấy sẽ thích được nghe bài ấy tối nay. Anh có
thuộc nhạc chứ?”

Lúc này cây đàn đã ra khỏi bao, nên tôi chơi vài khúc.

“Lên chút nữa,” ông nói. “Lên đến mi giáng. Hồi thu đĩa tôi hát thế mà.”

Thế nên tôi chơi lại đoạn nhạc theo tông mới, và khi đã hết có lẽ cả một

đời, ông Gardner cất tiếng hát, rất khẽ khàng, ghìm nhịp thở, như là không
nhớ rõ lời. Nhưng giọng ông vọng lại rất rõ trong lòng kênh yên tĩnh. Quả
thật là nghe rất tuyệt. Và trong một lúc hình như tôi trở lại làm đứa bé con,
ở trong căn hộ, nằm ườn trên thảm trong lúc mẹ ngồi trên xô pha, mệt lử,
hoặc có khi sầu não, còn đĩa Tony Gardner thì quay trong góc phòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.