ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN - Trang 121

Mới đây, Bà Mẹ Trẻ vừa gửi bố thí đến chùa Đại Bi, một ngôi

chùa nổi tiếng của núi Bắc. Lo lắng cho cuộc đời của chồng và
con gái, nàng xin các nữ tu cầu nguyện cho họ. Một ngày nọ, đại sư
Phát Quang đến thăm nàng để ngỏ lời cảm ơn. Từ đó, theo lời thỉnh
cầu của Bà Mẹ Trẻ, bà thường lui tới và giúp nàng học kinh Phật.

Sư Phát Quang không sợ trộm cướp và cọp beo vì sư học võ thuật.

Sư biết dùng kiếm đạo nhưng không bao giờ mang theo. Sư xuống
núi với tay không và đề huề gió trong tay áo. Theo thỉnh cầu của
Bà Mẹ Trẻ, sư chấp nhận tham gia một buổi biểu diễn. Lính tráng
cầm giáo mác và kiếm vây lấy sư. Sư dùng sức mạnh tấn công của
họ để tung mình vào không trung. Sư đi lại trên vai họ, giẫm chân lên
đầu họ và lướt qua những lưỡi gươm của họ. Thấy sư di chuyển trên
cao như một cánh chim lớn, Bà Mẹ Trẻ mỉm cười mơ mộng.

Núi Bắc gồm những đám mây đen của người chết và những

đám mây vàng của những bức tượng Phật, sư Phát Quang nói với
nàng. Những người leo lên núi sẽ biến mất hoặc tìm lại được niềm
hy vọng. Dù chết hay được chữa trị, dù trôi mãi vào hư ảo hay băng
qua những sương mù và ôm choàng ánh sáng, ngọn núi luôn mang lại
sự lựa chọn một số phận. Bà Mẹ Trẻ nhìn đứa con gái chơi với đám
người hầu trong vườn. Lên bốn tuổi, Huệ Viên lanh lẹ và náo nhiệt.
Nó là sợi dây nối nàng với thế giới thế tục, không cho nàng trở
thành một nữ tu.

Trên bức tranh, dòng Dương Tử kéo dài vô tận và núi Bắc trập

trùng hết đỉnh này đến đỉnh khác, hết thung lũng này đến thung
lũng khác. Những mái nhà thếp vàng của các đền đài trôi trong
mây. Trên một con đường mòn dốc đứng, Bà Mẹ Trẻ vẽ thêm một
nam nhi mặc đồ trắng. Chàng mang trên lưng một cây đàn cổ cầm
cùng kiểu dáng với cây đàn của nàng Sái Văn Cơ. Núi cao và rộng, con
người xuất hiện bé nhỏ và đơn độc. Bà Mẹ Trẻ đã cho chàng một cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.