ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN - Trang 129

anh ta phải kéo cày thay bò ngựa. Lưỡi cày sẽ đào thành các luống
đất…

Bà Mẹ Trẻ nhớ tới dinh thự, nơi nàng đã lớn lên. Nó cũng có

những khu vườn để trồng rau và ngũ cốc để lấy mùi hương đồng
nội và những công dụng lạ lẫm.

- Đây là cái xiên lật đất, còn kia là lưỡi trở rơm… Đó là những

dụng cụ Ký Nô đã dùng khi đi làm đồng. Nhà hắn là một trong
những nhà nghèo nhất làng… Nàng đừng đụng vào cái gì hết! Ta sẽ
ra lệnh dành riêng một khu vườn để ta dạy nàng trồng rau!

Cây sơn trà đã trổ bông. Khi những nải chuối vẫn còn xanh thì

cam đã vàng mọng. Ở phía nam sông Dương Tử, mùa đông dịu hiền
như dòng sữa nhưng nàng Tăng lại chẳng quen sống sung sướng.

Thông qua nàng, Bà Mẹ Trẻ biết được chồng nàng mồ côi mẹ

từ lúc mới chào đời. Cha chàng nghèo đến mức không nuôi nổi
chàng. Giận đứa con làm vợ mình chết, ông ta đã quyết định dìm
đứa bé xuống nước. Một người chị họ biết được ý định đó. Vì bà ta
vừa sinh con nên bà ta nói sẽ cho đứa trẻ bú sữa. Từ lúc đó, người ta
gọi chàng mồ côi là Ký Nô, nghĩa là “đứa trẻ bị bỏ đi”. Lúc vừa lên
năm, Ký Nô đã ra đồng. Lên mười hai tuổi, cô gái trẻ Tăng trở thành
hôn thê của Ký Nô, lúc đó vẫn chỉ là thằng nhóc còn nhỏ con hơn
nàng. Từ lúc đó nàng phải kéo cày. Lúc trưởng thành, Ký Nô hay nóng
nảy và thường xuyên cãi nhau với cha chàng. Chàng bỏ bê việc đồng
áng để đi chơi với lũ du thủ du thực trong làng, những kẻ đã dạy
chàng đánh đấm và dùng đao kiếm. Để được gia đình tha thứ, nàng
Tăng đã phải làm việc không ngơi nghỉ. Nhờ một người bạn, Ký Nô đã
kiếm được một việc làm trong thành và trở thành lính gác cổng.

Sau đó, chàng càng ngày càng ít về quê, những chuyến về quê

của chàng càng ngày càng ngắn và cách nhau rất xa. Sau khi đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.