ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN - Trang 149

người lính Tiên Ti thường thổi sáo say mê trước cảnh mặt trời lặn thì
người Hán thường thổi tiêu, một loại sáo tre lớn cầm theo chiều
thẳng đứng khi chơi. Các âm điệu mà trước đây ông không chú tâm
bắt đầu trám đầy trái tim ông. Âm nhạc làm ông quên đi những
vết thương đau đớn và những cơ bắp rã rời. Âm nhạc bao phủ lấy
ông, giúp các bắp chân và đầu óc ông thư giãn. Âm nhạc như một
mặt trời quay quanh bầu trời, như gió làm cánh đồng trổ bông, âm
nhạc có thể thấy được và nghe được với tất cả những ai muốn nhận
những điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, không người lính nào mang lại một cây đàn cổ cầm.

Đỗ Phụng kết luận rằng nó rất quý hiếm và cũng giống như màu
tía dành riêng cho hoàng đế và lụa không dành cho phàm phu tục tử,
cây đàn cổ cầm không thể do những con người trần thế chơi. Do
đó, bản nhạc viết trên da cừu còn quý giá hơn nữa.

Kiên trì là con đường dẫn đến may mắn, còn ngẫu nhiên là

phần thưởng của nó. Sau cuộc cướp phá một kinh thành trong vùng
xa xôi ở cực tây, binh lính của Đỗ Phụng báo lại rằng chúng đã tìm
thấy một người Hán sống trong một ngôi nhà bốn bức tường đều
treo nhạc cụ. Ông vội vàng đến đó. Binh lính không được đốt ngôi
nhà và con đường chỗ người thợ đàn cư ngụ. Trong khi chờ thủ lĩnh
tới, chúng đã buộc người Hán nọ vào một cái cây ở giữa sân. Đỗ
Phụng cho tất cả lui. Ông tháo dây cho người thợ đàn, mời ông ta
ngồi xuống rồi rút tấm da cừu ra.

Người Hán nọ run rẩy hồi lâu rồi mới bình tĩnh lại được. Ánh

mắt sợ hãi của ông ta cứ hết nhìn tấm da cừu lại liếc Đỗ Phụng,
rồi cuối cùng dừng lại trên các nốt nhạc. Ông ta đọc nhanh các ký
tự kỳ bí rồi đọc lại lần thứ hai. Ông ta lẩm bẩm rồi nhịp nhịp tay
phải để đánh nhịp cho lời ông ta hát rất hỗn độn. Khuôn mặt ông ta
bừng sáng rồi co rúm lại mỗi khi ông ta có vẻ gặp khó khăn trong
việc đọc nhạc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.