hành Trung Nguyên và ai là người đã chép lại nó trên tấm da cừu!
Nhìn thấy Đỗ Phụng bối rối không hiểu, ông ta giải thích:
- Trước đây, thi sĩ Kê Khang cho rằng một hồn ma nữ sĩ đã
truyền cho ông bản Quảng Lăng tán. Khi bị Tấn vương Tư Mã
Chiêu khép tội chết, ông đã chơi khúc nhạc này trên cọc hành hình
rồi hét lớn: “Cháu ta là Hiếu Ni rất muốn học bản nhạc này, ta đã
không dạy cho nó. Từ đây, khúc nhạc này sẽ chết cùng ta!” Sau khi
ông chết, người ta tìm thấy rất nhiều phiên bản cùng tên. Một
trong số đó đã được gia đình tôi giữ kĩ. Nhưng nó vẫn chưa đạt đến
độ tinh tế và thanh tao như phiên bản trên tấm da cừu của tướng
quân!
Đỗ Phụng biết được rằng nghề làm thợ đàn là cha truyền con
nối, rằng tổ tiên của Thẩm Thanh Lâm sống ở Trường An, nơi
người ta làm đàn cổ cầm dâng cho các hoàng đế. Khi kinh đô
Trường An rơi vào tay giặc Hung Nô, gia đình ông theo cuộc di dân
của người Trung Hoa và phải vượt qua dòng sông để lánh nạn ở bờ
Nam. Tới dòng sông Dương Tử, ông cố tổ của ông đã quyết định
quay lại.
“Các thư khố đã bị thiêu rụi, những sĩ phu bị bắt bớ, chém giết,
các cung điện trở thành tro bụi. Ai có thể chắc rằng dòng Dương Tử
có thể cản được quân lính man di? Chúng ta hãy ở đây và trốn trong
một ngôi làng. Nhờ gia tộc chúng ta, nghề làm đàn sẽ được bảo tồn.
Khi chẳng mấy chốc chẳng còn sách vở, chẳng còn thi ca, chẳng còn
hội họa, chẳng còn cây đàn cổ cầm nào trong những kinh thành
trước kia thuộc về người Hán, chúng ta sẽ là những người bảo tồn
cuối cùng.”
Mặt trăng đã lên, hai người đàn ông không ngừng thêm rượu. Đỗ
Phụng biết được nhiều thế kỷ sau, gia đình họ Thẩm đã dần