ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN - Trang 153

công triều Nam Tống, ông ta đã không cần tiếp tế. Quân của
ông ta sống nhờ cướp bóc và ăn thịt người khi không tìm ra cao
lương…

- Tôi muốn học đàn cổ cầm, - Đỗ Phụng nói với ông ta. - Nếu

ông từ chối, con đường này sẽ bị đốt rụi, ông và các xóm giềng sẽ
bị quay chín.

Người Hán nọ tím tái mặt mày. Ông ta cúi đầu rồi uống một

hơi cạn chén rượu đầy. Thứ nước đó chảy qua miệng rồi tràn ngập
lồng ngực ông ta. Ông ta lấy cây đàn cổ cầm rồi để ngón tay lên
những chỗ khác nhau.

- Lúc đầu, đàn cổ cầm chỉ có năm dây, - ông ta nói. - Dây đầu

tiên, dây cung, tương ứng với Địa nuôi dưỡng bốn mùa. Nó gồm
tám mươi mốt sợi chỉ lụa, đó là dây lớn nhất trong bảy dây. Nó tạo
ra âm trầm, uy nghi, tượng trưng cho bậc quân vương. Dây thứ hai,
dây thương, tương ứng với Kim và mùa thu. Nó gồm bảy mươi hai
dây lụa và tạo ra thanh rõ ràng. Nó biểu trưng cho bậc công hầu. Dây
thứ ba, dây giốc, là Mộc và mùa xuân. Nó gồm sáu mươi tư sợi chỉ
lụa. Mùa xuân thế gian bừng nở. Như từng khóm cây mới nhô lên
khỏi mặt đất để tung cành trổ ngọn, dây thứ ba rất mong manh. Nó
run rẩy ngay khi ta chạm vào. Do đó, nó tượng trưng cho dân chúng.
Dây thứ tư, dây chủy, là Hỏa và mùa hè. Nó gồm năm mươi bốn dây
lụa. Âm thanh của nó dồi dào, thịnh vượng. Nó tượng trưng cho
thiên nhiên. Dây thứ năm là dây vũ, là Thủy và mùa đông. Vào mùa
đông, lá rụng đi và vạn vật khỏa thân. Vũ trụ mất hết mặt nạ và bị
phơi trần. Nó tượng trưng cho muôn vật đang sống. Dây thứ sáu đã
được Chu Văn Vương thêm vào. Và dây thứ bảy được Chu Vũ Vương
thêm vào.

Người thợ đàn lật cây đàn lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.