lên trán, Thẩm Phụng cúi lạy thật sâu, đầu hướng về phương Bắc,
rồi đi vào trong núi.
Trên mảnh đất vô số lính Tiên Ti trôi dạt vào có đầy những
rừng tre khổng lồ và những đỉnh núi màu tía vì đỗ quyên đang mùa
trổ bông. Ông đi bộ nhiều ngày liền theo những lối mòn tràn ngập
bóng tối rồi bất thình lình mặt trời chiếu rọi cả một thung lũng.
Sườn phía nam tầng tầng lớp lớp thềm cỏ đủ sắc độ của màu
xanh. Đó là một loại cây ông không biết, được trồng thành từng
thửa nhỏ. Sau đó Thẩm Phụng được biết đó là ruộng lúa.
Trong làng, ông xin được chân lính gác cho người buôn muối và
đi buôn với ông ta. Thật lạ lùng, số phận lặp đi lặp lại tựa như một
điệp khúc cho đàn cổ cầm. Từ cuộc gặp này đến cuộc gặp khác,
Thẩm Phụng ngao du qua đất phương Nam theo đúng cách thời trẻ
ông đã ngang dọc trên đất Bắc.
Ông xếp những đôi ủng da lại rồi đi một đôi dép gỗ. Ông tháo
mái tóc Tiên Ti của mình ra rồi buộc thành búi theo kiểu phương
Nam. Ông giấu giọng nói bằng cách im lặng và luôn nhìn xuống vì
người ta nói ánh mắt ông hung dữ. Ở phương Nam, giọng nói ngọt
ngào và như có vần điệu. Quanh năm suốt tháng sống trong sương
mù, đàn ông và đàn bà có nước da sáng hơn và mịn hơn. Họ ăn cơm
thay vì bánh mì và sợi mì còn mỏng hơn cọng tóc.
Chìm trong những tán lá và muôn hoa, các kinh thành lại mang
trên mình những vết sẹo chiến tranh giống như những kinh thành
phương Bắc. Đền miếu, kênh đào, cầu cống, các dinh thự trôi
về phía Thẩm Phụng như những kỳ quan buồn bã trong một giấc
mơ, rồi thổi lên một điệu nhạc dai dẳng. Dần dà, ông gặp được
những người Tiên Ti và người Hung Nô đang trốn phương Bắc.
Trong khi ở xứ ông, người Hán bị xem như một giống nòi thấp kém