thì ở phương Nam này, người du mục phải chấp nhận những việc
làm nhục nhã và nguy hiểm mà người Hán không muốn làm.
Sau khi chiếm ngôi của bác mình, lật đổ nhà Tề, Tiêu Diễn trở
thành Hoàng đế nhà Lương. Khi còn trẻ, ông ta là một chiến binh
hung tợn, đã gây ra các cuộc chiến tranh chống người Tiên Ti nhà
Ngụy. Khi già, ông gác hết việc triều chính, chỉ đam mê nghệ thuật
và Phật giáo. Dưới thời ông, hội họa là biểu trưng của thơ ca và các bài
thơ là nơi phô bày hiểu biết. Đàn cổ cầm là nhạc cụ được Hoàng đế
vốn đã trở thành nhà hiền triết yêu thích. Theo gương ông, các
quan lại và tướng lĩnh phương Nam học nhạc, còn ở kinh đô Kiến
Khang, những người thợ đàn giỏi nhất viết nên âm luật tinh tế.
Cái tên Thẩm Phụng trở nên nổi tiếng vì ông xử lý gỗ theo
phương pháp cổ đã thất truyền ở bờ Nam. Những cây đàn cổ cầm
mang những cái tên tượng thanh gợi nhớ về Bắc Trung Hoa: “Sấ
sa mạ”, “Rừg thôg”, “Tiếg tuyế rơ”, “Nghìn ngựa phi nước đại”, tất
cả đều tạo ra những âm thanh tinh tế làm dịu đi những cơn giận dữ.
Bồng bềnh rồi xoay tròn, những âm thanh trầm tĩnh băng qua sự
náo nhiệt của những con phố Kiến Khang rồi đến tai Hoàng đế.
Ngạc nhiên khi biết một người Tiên Ti lại có thể là thợ đàn, Tiêu
Diễn gọi ông vào cung đàm luận về tính vô thường của thế giới cát
bụi và cái thanh đạm của cây đàn cổ cầm. Ông ta lệnh cho Thẩm
Phụng làm hai cây đàn có tên “Bạch hạc vỗ cánh” và “Mây nhàn”.
Người thợ đàn trẻ không còn nhớ nổi cha mẹ mình là ai. Sư phụ đã
kể với chàng rằng khi ông nhặt được chàng giữa đường, chàng đang
khóc trên xác một người phụ nữ đã bắt đầu thối rữa. Lúc đó chắc
chàng lên ba tuổi. Lúc đó chàng đang run lẩy bẩy và sốt. Cơn đói
quặn ruột và cơn khát đốt cổ họng chàng. Sư phụ cõng chàng trên
lưng nhưng cấm chàng ăn. Sư phụ đi nấu rễ cây, vỏ cây và lá cây,
rồi sư phụ bắt chàng uống nước cất có vị buồn nôn và nhuộm
miệng chàng đen sì. Sư phụ nói với chàng: