ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN - Trang 160

quét sơn. Cạnh bên sư phụ mài và đập vỏ cây, chàng được phép làm
những cây đàn cổ cầm nhỏ để làm đồ chơi. Một ngày, chàng thấy
một toán lính ăn mặc rất lạ đi vào trong thành, chàng chạy đi gọi sư
phụ, người vừa thấy kỵ binh đã đứng sững vì mừng vui và sợ hãi. Ông
nhận ra quân phục của lính Tiên Ti.

Triều Lương cũng phù du như những triều đại trước. Là người

nhiệt thành tâm Phật, Hoàng đế Tiêu Diễn cạo đầu vào chùa thành
sư; ông ta chỉ ra khỏi chùa khi triều đình có việc lớn. Ông chấp
nhận cho tướng quân Hầu Cảnh ở phương Bắc lánh nạn và mở cửa
biên cương cho quân lính của y vào, nghĩ rằng bằng cách hợp lực
lại, họ có thể chinh phạt miền Bắc. Nhưng Hầu Cảnh đã trở mặt
với ông.

Kiến Khang trong cơn bão lửa. Theo từng đám di dân, Thẩm

Phong và sư phụ thoát được khỏi cuộc tàn sát tàn ác của lính Tiên Ti.
Họ lưu lại trên sông với giang tặc, những người dạy cho Thẩm Phong
nhiều khúc hát buồn.

Hầu Cảnh bỏ đói Hoàng đế Tiêu Diễn đến khi ông chết đói.

Các tổng đốc người Hán nổi dậy chống hắn. Hầu Cảnh mất
mạng trong một trận chiến. Một tướng quân người Hán là Trần Bá
Tiên lợi dụng thời khắc hỗn độn của cuộc nội chiến để chiếm đóng
kinh đô. Ông ta leo lên ngôi và lập ra triều mới là triều Trần.

Những người thợ đàn không còn nhà cửa, nghề của họ cũng

không giúp họ kiếm sống nổi nữa. Thẩm Phong lớn lên trong một
thế giới phủ đầy bóng đêm. Tất cả những nơi mà họ đi qua, họ
đều chỉ thấy những kinh thành bị thiêu đốt, những xóm làng
không một bóng người, những cánh đồng không gặt. Dọc theo bờ
sông, người ta đốn cây và đào đường làm những cung điện mới.

Đêm tàn mà ngày mới lên vẫn hoàn toàn vô vọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.