còn là nơi sầu não của các tòa nhà tan nát và cỏ dại. Những khu vườn
đã nở hoa ở nơi những xác người từng la liệt. Một cung điện đã được
dựng theo bản vẽ của Bà Mẹ Trẻ, phô ra những mái nhà oai vệ, nơi ở
của người đại diện cho tinh thần bờ Nam Trung Hoa.
Một ngôi nhà, ông nội đã nói, cho thấy tính quy củ mạnh mẽ của
chủ nhân. Ngược lại, các tòa nhà sẽ nuôi dưỡng đạo đức và tinh thần
của con người. Bà Mẹ Trẻ đã muốn rằng lối vào của dinh thự sẽ
tương xứng với phần đầu: cánh cửa chính, dành riêng cho chồng
nàng và các quan lại, được hai hàng sư tử bằng khoáng vật cùng binh
lính mặc trang phục xanh vàng canh giữ. Cánh cửa mở lối vào hai
phòng tiếp khách như hai bờ môi trên miệng. Một con đường lát đá
có viền khắc tạo thành “mũi” dẫn tới những tòa nhà làm việc, tức
“hai mắt”, rồi dẫn tới một sân lớn bao quanh bởi các tòa nhà tầng
trong đó là những phòng đầy kinh thư và giấy tờ. Thư khố là
“trán”.
Khu nhà trung tâm được chia làm hai nửa. Ở chỗ “lá phổi” có một
sân tập và một chuồng ngựa. Ở chỗ “tim” có một điện thờ nơi chồng
nàng thờ phụng tổ tiên và các thần thánh phù hộ độ trì. Trong khi
khắp nơi trong dinh thự có những cây ăn quả, hòn non bộ và bông
hoa thì trong điện thờ chỉ có địa y xanh và những cây tùng trăm tuổi
tỏa hương thơm nhã nhặn. “Kín đáo, phong phú, thanh tao và thành
kính phải ở trong tim mỗi người”, cha nàng từng nói vậy.
Một bức tường cao ngăn cách khu vực việc công với khu vực dành
cho gia tộc. “Bụng” gồm có các tòa nhà có tre và lựu bao quanh. Một
hành lang hai bên đầy tranh vẽ nối các tòa nhà này lại với nhau và
uốn lượn qua những bụi hoa để người ta có thể đi dạo mà không bị
ướ
t mưa. Nếu Bà Mẹ Trẻ phải đi ra ngoài, nàng sẽ không bao giờ đi
lối cổng chính. Một chiếc xe ngựa bốn bánh sẽ đến đón nàng ở
cổng bên hông. Có trướng phủ kín màu xanh đen, chiếc xe sẽ chở