nàng đi lại bí mật trong thành mà không ai biết người ngồi trong là
ai.
Bà Mẹ Trẻ gọi yêu khu sau nhà là “chân”, vì chân luôn chạm đất
và mang lại cho thân thể sức mạnh của đất. Quanh phòng ngủ, nàng
đã trồng một khu vườn diễn đạt lại cái mênh mông của thiên nhiên.
Những lối mòn rải sỏi đủ màu sắc lấy từ dưới lòng sông Dương Tử
bao quanh các “núi” là những hòn non bộ được khéo léo chồng lên
nhau thể hiện những bờ đá dốc đứng và những đỉnh núi xa xôi. Tán
cành của những cây liễu rủ, cây trẩu, cây mận, cây đào, cây thích lùn
làm người ta liên tưởng tới một khu rừng rậm rạp. Những thác nước
đổ xuống từ trên cao trở thành thượng nguồn. Một cây cầu tía
bắc ngang qua hồ nước, qua những thân sen cao mảnh và những lá
súng to bản rồi dẫn tới một tòa nhà ba tầng có mái vòm.
Bà Mẹ Trẻ được vẽ một cách kín đáo trên bức tranh, một bóng
người gần như bị nhòe mờ vì những đường nét chằng chịt và những
mảng màu phóng khoáng. Đó là một phụ nữ ngồi bên hiên cái điếm
nghỉ trên mặt nước chơi đùa với chiếc quạt nan. Bóng nàng soi
xuống mặt hồ làm lũ cá chép vây lại. Chỉ khi quan sát kĩ cái bóng
trên mặt nước, người ta mới phát hiện ra một điều bí mật. Những
nếp gấp của chiếc áo lụa đôi chỗ bị căng lên, làm lộ ra cái bụng
đang ngày một to lên.
Bà Mẹ Trẻ đã mang thai! Tất cả các ngự y đã soi đồng xu của
mình, tất cả các nhà chiêm tinh đã xem kĩ các chủ tố đều tiên
đoán đó sẽ là một hoàng tử. Nàng tự vẽ chân dung của mình để thể
hiện niềm hạnh phúc này.
Không như cô con gái Huệ Viên lâu nay vốn không có tên, Nghĩa
Phù, con trai nàng, được cha đặt tên từ trước khi ra đời. Cuộn trong
bụng nàng, cuốn lấy dạ dày nàng, nó làm Bà Mẹ Trẻ buồn nôn và
những cơn chóng mặt trong hạnh phúc. Một đoàn ngự y ra vào mỗi