Nghĩa Phù sinh ra trong thành Kinh Châu bốn mươi mốt ngày
trước đứa em là Nghĩa Chân, con trai một nàng thiếp yêu của thống
soái thành Kiến Khang. Từ lúc đó, những nàng thiếp đã làm thành
một phe thù địch, âm mưu chống lại nàng và người vợ cả là nàng
Tăng, không sống ở kinh đô. Còn trẻ, đẹp và tham vọng, những tỳ
thiếp này gọi hai nàng đầy khinh miệt là “những nông dân trong
thành Kinh Châu”. Chúng không chấp nhận sự hợp thức của Nghĩa
Phù, kết tội Bà Mẹ Trẻ đã dan díu với một lính canh. Chúng chọc
ghẹo nàng Tăng mỗi khi nàng đến Kiến Khang yết kiến triều
đình, chúng cho nàng ăn đồ nguội lạnh và bắt chuột bỏ vào phòng
nàng. Cách đây một năm, nàng Tăng đã lìa đời trong oán hận và giận
dữ, làm Bà Mẹ Trẻ mất đi người đồng minh duy nhất dưới chồng,
người chẳng hiểu gì về những cuộc tranh chấp của đàn bà. Sau cái
chết này, nàng đã được thăng lên thế chỗ vợ cả và từ đó được hưởng
đặc ân triều đình. Nghĩa Phù được ấn định làm người thừa kế của
thống soái. Vì Nghĩa Phù, Bà Mẹ Trẻ phải đối mặt với thị phi
nhiều hơn bao giờ hết.
Ở
thành Kinh Châu, đứng ngồi giữa tiếng sột soạt của áo quần
và những lời xiển dương êm tai, Bà Mẹ Trẻ phải hít thở sự cô đơn và
im lặng. Dù nàng đã quyết không dính đến triều chính, nàng vẫn
bị những thái giám và tướng lĩnh lo ngại những âm mưu của phe
Kiến Khang tấn công. Những người hầu cận trung thành này cúi
lạy khiêm nhường dưới chân nàng và kể cho nàng tất cả những
chuyện soi mói nghe được ở kinh đô. Lời họ nói, được kể chậm rãi,
giống như những ngụm thuốc độc chạy dọc theo cổ nàng làm chân
tay nàng bủn rủn.
Trên ngôi vị vợ cả và mẹ của người thừa kế thống soái, nàng phải
đi cùng những đứa trẻ về kinh đô mỗi dịp lễ trong triều. Không hề
giấu giếm sự hung dữ của mình, các tỳ thiếp soi mói nàng, vạch lá
tìm sâu, chê bai những bộ áo của nàng, nữ trang của nàng và từng