lấy lại giọng điệu quý phái và lạnh lùng của một phu nhân thượng
cấp trong triều. Nàng túm váy lên rồi đi xuống thềm để đón
đoàn thái giám của triều đình đến tìm Huệ Viên. Theo đúng luật,
lối đi chính điện được phủ một dải lụa dài và vải lông đỏ thẫm. Dưới
chân mang đôi giày vàng mũi cong, nàng cảm thấy một dòng sông
máu đang chảy.
Năm 417
Mười hai tháng đã trôi qua mà Bà Mẹ Trẻ không thể thoát khỏi sự
đờ đẫn bắt nhốt nàng, làm nàng vô cảm với mọi cơn đau và vô cảm
với mọi sự.
Ở
trên núi Bắc, chùa Đại Bi trôi giữa mây trời. Bà Mẹ Trẻ từ chối
đi kiệu để leo ba nghìn bậc thang thể hiện lòng thành Phật pháp. Khi
nàng đến được cổng vào, sư Phát Quang ngạc nhiên chào nàng.
- Đừng từ chối ta, - Bà Mẹ Trẻ nói với sư. - Ta mới vừa bỏ cung
đình. Hãy cho ta ngồi trong một phòng tu như một người đàn bà
bình thường lánh nạn nơi đất Phật.
Ở
chùa, những nữ tu thức dậy lúc sáng sớm và chỉ ăn hai bữa nhẹ
mỗi ngày. Đã rời bỏ áo lụa và trang sức vàng bạc, Bà Mẹ Trẻ mặc một
chiếc áo vải gai thô và theo một chế độ ăn chay: một bát cháo
trắng, một nhúm ngũ cốc và vài cọng rau. Đôi má tròn trĩnh, cơ thể
đầy đặn, mái tóc dày và óng mượt của nàng tương phản với cánh tay
xương xẩu và sắc da xanh nhợt nhạt của các tu sĩ. Da sạm và khô, các
nữ tu giống như những cây khô rụng lá vào mùa đông. Họ đi theo
đoàn chậm rãi, ngồi xuống mỗi người một góc không gây ra tiếng
động trong các phòng tu và gặp nhau để đọc kinh. Họ ít nói, không
tán gẫu, không bao giờ cười. Không ai hỏi Bà Mẹ Trẻ tại sao nàng lại
muốn đến nơi này. Khuôn mặt họ không chút biểu cảm. Cái không
của tôn giáo, sư Phát Quang nói với nàng, đó là sự xa rời khỏi nhục