- Không cần cảm ơn, - Lưu Bé Bự hoan hỉ nói. - Hãy nghĩ tới đề
nghị của ta. Chúng ta sẽ kiếm được rất nhiều tiền đó!
Nhìn chằm chằm khuôn mặt của người thợ đàn trẻ tuổi, y hớn
hở nói đến bắn cả nước bọt:
- Con gái của nhà thơ vĩ đại Sái Ung là nàng Sái Văn Cơ từng bị
người du mục bắt. Trong mười hai năm, nàng đã sống trong gió
phương Bắc, giữa ngựa và cừu, nàng đã viết mười tám điệu phách
cho đàn cổ cầm để thể hiện nỗi buồn và thương nhớ quê nhà. Nàng
đã được Tào Tháo chuộc lại bằng một xe chở đầy vàng ngọc, châu
báu cho người man di. Theo thiển ý của ta, một cây đàn nàng từng
chơi chắc sẽ có giá ít nhất là hai trăm lượng vàng ròng. Được rồi…
ta có một vụ hay hơn… Khi nàng Sái Văn Cơ trở về Trung Nguyên,
nàng đã tặng cây đàn của nàng cho Tào Thực, là con thứ hai của Tào
Tháo. Cũng là một nhà thơ nổi tiếng giống cha là Tào Tháo, Tào
Thực bị anh mình là Tào Phi giết vì ghen tài. Tào Phi soán ngôi, lật
đổ triều Hán, lập triều Tào Ngụy. Sau đó, cây đàn này đã thuộc về
bộ sưu tập của các hoàng đế. Nhưng hỡi ôi, trong cuộc chinh phạt
cuối cùng của người man di, nó đã bị một con hầu trong triều cướp
mất rồi trốn thoát khi triều đình vượt sông Dương Tử. Một trăm
năm sau, ta, nhà buôn đồ cổ họ Lưu, tìm được nó trong nhà một
người nông dân. Sao ta lại nói nó thuộc về nàng Sái Văn Cơ ư? Nghe
này Thẩm Phong và ghi nhớ trong lòng cậu, bởi vì trên lưng nó được
khắc tên là…
Lưu Bé Bự ngừng lại, đằng hắng rồi vừa phủi phủi tay vừa nói
tiếp:
- “Đàn du mục”! Cây đàn nào cùng tên, ta sẽ bán ba trăm lượng
vàng! Nói xem, ta phải để dành một phần tư số tiền kiếm được
cho kẻ môi giới, rồi ta đưa cậu một phần tư trong khoản còn lại, cậu
sẽ có nhiều tiền vàng lắm đó. Lấy đó mà mua một ngôi nhà trong