cho viên quản gia mang vào phòng tiếp khách. Sau một hồi im
lặng, tới lượt các đại nhân và phu nhân gảy đàn.
Ở
thành Kiến Khang, sau khi bán được đàn, sư phụ chàng đi tới
nhà Hoa, lên lầu với một bé gái để dạy nó đàn và chỉ xuống lầu lúc
đêm xuống. Để trả công Thẩm Phong chờ ở cửa, ông dẫn chàng tới
quán ăn, gọi một đĩa thịnh soạn và giục chàng uống rượu. Thẩm
Phong đã quen với rượu từ nhỏ như vậy. Mỗi lần dạy học cho cô bé
kia xong, sư phụ hết sức vui vẻ. Những nếp nhăn trên khuôn mặt
ông bị xóa đi, còn hai gò má thì đỏ hồng. Ông kể hết chuyện này
đến chuyện khác để làm Thẩm Phong vui trong khi chàng thì ngáp
lên ngáp xuống:
“Ngày xưa có đức Phục Hy. Vừa sinh ra đã lớn nhanh như thổi rồi
một ngày nọ trở thành khổng lồ với đầu người và thân rồng. Ông
nhận ra xung quanh mình, người ta toàn ăn vận da thú và uống máu
để sống. Ông dạy họ kiếm lửa và không ăn thịt sống nữa. Bắt
chước cái mạng nhện, ông làm thành lưới để bắt cá. Quan sát các vì
sao và thưởng ngoạn mặt đất, ông vẽ ra bát quái để thiên hạ có thể
mô tả công việc hằng ngày và mô tả thời gian trôi. Một ngày nọ, đang
đi dạo trong núi, Phục Hy thấy mây ngũ sắc trên trời bay xuống.
Nheo mắt lại, ông thấy giữa ánh sáng chói lòa hai con chim khổng
lồ đuôi dài lấp lánh bay ra. Ông nhận ra đó là hai con phượng
hoàng. Cặp đôi đậu lên cành cây rồi ngay lập tức tất cả các loài chim
khác bay từ nhiều vùng khác nhau đến hót vang. Khi cặp phượng
hoàng bay đi, Phục Hy đốn gục cái cây mà lúc nãy cặp chim đậu,
chọn một khúc gỗ có tiếng không quá trầm, cũng không quá bổng,
ngâm khúc gỗ bảy mươi hai ngày dưới sông, sau đó phơi khô và biến
nó thành một nhạc cụ phát ra đúng tiếng con chim phượng hoàng.
Ông nghe tiếng gió từ tám hướng và tạo ra tám nốt trong nhạc lý.
Ông gọi mọi người đến và nói: “Ta đã đục đẽo khúc gỗ này và biến
nó thành một cây đàn cổ cầm. Đàn dài ba xích, sáu thốn, năm