Sơn nhớ rất rõ về Hội chữ thập đỏ Vácxava, nơi cất giữ trái tim
của Chopin. Cứ mỗi lần đến đó Sơn thường đứng hàng giờ trò
chuyện với trái tim của Chopin. Khi ở không gian yên tĩnh ấy, tâm
hồn Sơn được bình thản và quý trọng từng giây phút vừa đi qua.
Dàn nhạc Giao hưởng Vácxava là chốn thân thương với Sơn.
Sơn tâm sự: “Mỗi lần đến đây cứ như là quay lại với mình của
ngày xưa. Giống như là quê hương vậy.”
Tháng 3 năm 1992, Sơn biểu diễn hai bản concerto của Chopin
cùng với dàn nhạc do Jerzy Maksymiuk làm nhạc trưởng-dàn nhạc và
nhạc trưởng người Ba Lan. Khi đó trái tim Sơn tràn ngập xúc động
không thể tả nổi.
“Thế là đã 12 năm. Tất cả giống như một giấc mơ vậy. Tôi yêu
nhạc Chopin. Và 12 năm nỗ lực đến gần tâm hồn của Chopin.”
Khi Sơn bắt đầu hoạt động biểu diễn, anh vẫn chưa được phép
biểu diễn ở Mỹ. Mỹ không cấp visa cho người Việt Nam. Nhưng vào
năm 1989, Sơn đã có thể biểu diễn ở New York. Lúc đó chỉ có visa
viếng thăm nên thời hạn không lâu. Tuy nhiên có thể trình diễn ở
Mỹ là một bước vượt bậc đối với Sơn.
“Mỹ có lẽ là một đất nước tự do nhưng thực tế thì khá thực dụng.
Ả
nh hưởng của chính trị cũng mạnh. Sau chiến tranh ở Việt Nam
cho đến bây giờ, hiện thực vẫn là vết thương sâu đối với người Mỹ.
Bây giờ nếu người Mỹ có đi du lịch ở Việt Nam thì cũng được người
Việt Nam hết sức chào đón, nhưng ngược lại thì không thể. Quả thật
là rất khó khăn.”
Sau này, Sơn còn nhận được nhiều lời mời sang Mỹ biểu diễn.