Sơn đã cạo sạch tóc trên đầu anh. Cả da người anh cũng bị lở loét,
viêm tấy lên. Mỗi lần ngồi vào ghế tập đàn, cái mông đang bị
viêm của anh ngứa không chịu nổi, khiến anh không tài nào ngồi
ngay ngắn được.
Cây đàn piano cũng trong tình trạnh thê thảm không kém. Bên
dưới các phím đàn có mấy con rắn đang ẩn nấp, còn những phần
gỗ của cây đàn thì bị mấy con chuột gặm nhấm nham nhở. Mỗi lần
như thế, mọi người lại sửa chữa, chắp vá lại.
Bọn trẻ con, hết đứa này đến đứa kia ngã bệnh, đó là vì chúng bị
lây nhiễm lẫn nhau. Sơn và mọi người đều quen thuộc với tình trạng
này.
Vào thời buổi ấy, việc đi ra ngoài thì cũng phải rất cẩn thận.
Đường đi chưa được trải nhựa nên mỗi khi trời mưa là đường trở nên
lầy lội, và ẩn nấp trong bùn đất, bãi cỏ là những con rắn. Nếu
giẫm phải mấy con rắn lục be bé thì bọn trẻ sẽ bị chúng cắn và
trúng độc ngay. Bọn trẻ con đã được chỉ bảo cách đi đứng trong
những trường hợp như thế này.
Những cuộc ném bom của máy bay Mỹ bắt đầu năm 1965. Đến
năm 1969, mọi người phải sơ tán đến làng Xuân Phú. Sau đó, có một
thời gian mọi người trở về Hà Nội; đến năm 1972, nhiều người lại
phải dời đến làng này để tiếp tục lánh nạn cho đến năm 1973.
Mặc dù phải hứng chịu những nỗi đau về thể xác, song qua đó,
Sơn lại trưởng thành hơn về mặt tinh thần. Sơn lớn lên với một sức
chịu đựng mạnh mẽ. Vì vậy, anh có tinh thần tự lập rất cao, và tình
yêu của anh đối với âm nhạc là vô cùng sâu sắc hơn bất cứ thứ gì.