Thời gian đầu, Sơn tập trung tìm hiểu xem các nhà soạn nhạc
muốn thể hiện tâm trạng, cảm xúc, niềm vui, nỗi buồn ra sao qua
từng nốt nhạc, và anh nghĩ rằng để nắm được những điều đó,
cần phải tập đi tập lại nhiều lần trong đêm, trong nhiều đêm. Có
thể đó là cách để tìm được sự đồng cảm. Nhưng dường như phương
pháp của anh có gì đó sai, nên kết quả không được như anh mong
muốn:
“Tôi nhớ các thầy đã nói rằng: Mỗi ngày hãy luyện tập khoảng 3
tiếng.
Không phải cứ tập thật lâu đã là tốt, chủ yếu là do khả năng
bản thân mình đến đâu. Nếu không suy nghĩ chín chắn về những
điều này, thì dù có luyện tập 4, 5 tiếng hay nhiều hơn, các ngón
tay cũng chỉ hoạt động như cái máy thôi. Luôn nghĩ về âm nhạc
trong đầu, không bị phân tâm, dù chỉ tập trong một tiếng vẫn có
kết quả tốt. Tôi cũng phải mất nhiều năm để có thể làm được
điều đó.
Khi luyện tập, cần sự nhẫn nại rất lớn. Nhưng để có thể biểu diễn
như ý, tôi nghĩ rằng cần phải có tâm trạng tốt, tốt nhất là một
trạng thái hân hoan, phấn khởi”.
Sơn đã nhiều năm chú tâm vào việc biểu diễn các tác phẩm
Chopin, cùng với những tác phẩm Nga từ lúc còn ở Matxcơva; rồi
nhanh chóng chuyển sang biểu diễn những tác phẩm Pháp như của
Debussy. Còn bây giờ, anh biểu diễn nhạc của Prokofiev trên khắp
thế giới.
Trong một thời gian dài, Đặng Thái Sơn bị cho là chỉ có thể chơi
nhạc của Chopin. “Ở nhiều nơi trên thế giới, tôi luôn nhận được yêu
cầu biểu diễn Chopin. Đặc biệt là ở Nhật, ngoài các tác phẩm của
Chopin, người ta không yêu cầu tác phẩm nào khác. Mặc dù tôi đã