DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 11

nhà. Phần lớn cũng là người sống xa nhà. Chẳng ai có vẻ vui mừng khi
lắng nghe một người mới tới đang hoang mang cả. Khá nhiều người
dường như đã coi “sống ở Paris” là một công việc, và là câu trả lời đa
dụng cho câu hỏi “Bạn làm gì?” Nhiều người tới muộn, như là để chứng
minh rằng họ đã thành dân bản địa. (Về sau tôi biết được rằng người
Pháp thường đến đúng giờ trong các buổi gặp hai người với nhau. Họ
chỉ lịch sự đến muộn trong các sự kiện nhóm, trong đó có sinh nhật trẻ
em.)

Những nỗ lực ban đầu của tôi để kết bạn với người Pháp còn kém

thành công hơn. Trong một buổi tiệc, tôi bắt chuyện tương đối tốt với
một nhà lịch sử nghệ thuật, người cũng tầm tuổi tôi và nói tiếng Anh rất
tốt. Nhưng khi chúng tôi gặp lại nhau để uống trà ở nhà cô thì rõ ràng là
chúng tôi tuân theo những nghi thức gắn bó giữa phụ nữ hoàn toàn
khác biệt. Tôi sẵn sàng để làm theo phong cách kiểu Mỹ, nghĩa là thú
nhận và đồng cảm, liên tục hùa theo “mình cũng thế”. Cô thanh nhã
khều khều miếng bánh nướng và thảo luận về lý thuyết nghệ thuật. Tôi
ra về đói meo và thậm chí không biết cô có bạn trai hay không.

Sự đồng cảm duy nhất tôi nhận được là từ một cuốn sách của

Edmund White, một nhà văn Mỹ sống ở Pháp những năm 1980. Ông là
người đầu tiên xác nhận rằng cảm giác tuyệt vọng và chơi vơi là một
phản ứng tuyệt đối hợp lý khi sống ở Paris. “Hãy hình dung bạn chết đi
và bạn biết ơn vì được lên thiên đường, cho tới một ngày (hoặc một thế
kỷ) bạn bừng tỉnh ra rằng tâm trạng chủ đạo của mình là u uất, dù bạn
liên tục được thuyết phục rằng hạnh phúc chỉ nằm ngay ở góc đường kia
thôi. Điều đó cũng giống như sống ở Paris trong nhiều năm, thậm chí
nhiều thập kỉ. Nó là một địa ngục êm dịu, thoải mái đến nỗi gần giống
như thiên đường.”

Bất chấp những nghi ngại về Paris của mình, tôi vẫn khá chắcchắn

về Simon. Tôi đã trở nên cam chịu cái sự thật rằng “ngăm đen” hiển
nhiên là gắn liền với “bừa bộn”. Và tôi cũng đọc được những biểu hiện
nhỏ trên mặt anh tốt hơn. Một thoáng nụ cười nghĩa là anh hiểu câu
chuyện đùa. Nụ cười trọn vẹn hiếm hoi gợi ý sự tán dương nhiệt liệt.
Thậm chí thi thoảng anh còn nói “cái đó buồn cười thật đấy” bằng một
giọng đều đều.

Tôi cũng được khích lệ nhờ sự thật là, đối với một người thô lỗ như

vậy, Simon lại có hàng tá bạn bè thân thiết, lâu năm. Có lẽ chính là thế,
phía sau lớp vỏ châm biếm, anh là một anh chàng bất lực đáng yêu. Anh
chất đầy tủ lạnh của chúng tôi bằng những hàng hóa đóng hộp chưa
được mở. Để tiết kiệm thời gian, anh nấu tất cả mọi thứ ở nhiệt độ cao.
(Bạn cùng học về sau nói với tôi rằng anh nổi tiếng ở trường vì dọn lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.