DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 9

“Đó là một ý tưởng tệ hại,” tôi nói. Để làm gì chứ? Anh không thể

chuyển tới Mỹ, bởi vì anh viết về bóng đá Châu Âu. Tôi không nói tiếng
Pháp, và chẳng bao giờ tính đến chuyện sống ở Paris cả. Dù bỗng nhiên
được khá thoải mái di chuyển, tôi lại lo lắng sẽ bị kéo vào quỹ đạo của
một người khác trước khi kịp có lại một quỹ đạo cho mình.

Simon tới New York, vẫn chiếc áo khoác da ấn tượng anh mặc hồi ở

Argentina, mang theo bánh mì vòng và cá hồi xông khói anh mua được
trong một cửa hàng đồ ăn ngon gần căn hộ của tôi. Một tháng sau, tôi
gặp cha mẹ anh ở London. Sáu tháng sau, tôi bán phần lớn của cải của
mình và chuyển phần còn lại sang Pháp. Bạn bè đều nghĩ rằng tôi đang
vội vàng quá. Tôi lờ họ đi và bước khỏi căn nhà thuê xinh xắn của mình

New York với ba vali đồ khổng lồ và một chiếc hộp đựng tiền xu Nam

Mĩ, tôi sẽ tặng nó cho anh chàng lái xe người Pakistan, người sẽ đưa tôi
ra sân bay.

Và, hô biến, tôi trở thành một người Paris. Tôi chuyển vào căn hộ

dành cho người độc thân với hai phòng, ở một vùng làm mộc cũ phía
Đông Paris. Tôi bỏ nghề làm báo mảng tài chính và bắt đầu nghiên cứu
một cuốn sách. Cả ngày, Simon và tôi mỗi người làm việc ở một phòng.

Ánh sáng trong sự lãng mạn mới mẻ của chúng tôi gần như tắt lịm

ngay lập tức, chủ yếu là do các vấn đề về nội thất. Tôi từng đọc trong
một cuốn sách về Phong Thủy rằng trên sàn nhà mà có hàng chồng đồ
đạc là dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Với Simon, điều đó chỉ là dấu hiệu của
sự căm ghét mấy cái giá để đồ. Anh đã khéo léo đầu tư vào một chiếc
bàn gỗ đang làm dở to tướng, choán gần hết phòng khách, và một hệ
thống sưởi ga từ thời tiền sử – đảm bảo nguồn nước nóng rất bất ổn. Tôi
đặc biệt khó chịu với thói quen để đám tiền lẻ trong túi vương vãi khắp
sàn của anh, chẳng biết làm sao đám tiền ấy lại tụ hết vào mấy góc ở mỗi
phòng. “Vứt tiền đó đi,” tôi nài nỉ.

bên ngoài căn hộ của chúng tôi, tôi cũng không thấy thoải mái gì.

Dù đang ở giữa thủ đô ẩm thực của thế giới nhưng tôi vẫn không thể xác
định được nên ăn cái gì. Cũng như phần lớn phụ nữ Mỹ, tôi tới Paris với
sở thích ăn uống rất nghiêm ngặt. (Tôi là một người ăn kiêng theo
khuynh hướng Atkins

(2)

.) Đi dạo quanh, tôi cảm thấy như bị đám thực

đơn toàn bánh mì và nặng về thịt của các nhà hàng bủa vây. Có một dạo,
tôi sống thoi thóp gần như chỉ với món trứng tráng và sa lát pho mát dê.

Khi tôi yêu cầu người phục vụ “để nước sốt riêng một bên,” họ nhìn

tôi như thể tôi bị điên. Tôi không hiểu vì sao các siêu thị của Pháp cung
cấp tất cả các loại ngũ cốc Mỹ, trừ loại tôi yêu thích, Grape-Nuts, và vì
sao các quầy cà phê lại không phục vụ sữa không béo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.